Thời gian gần đây, hàng loạt những vụ việc về hàng hóa kém chất lượng, hàng giả hay sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị phanh phui gây bức xúc cho dư luận. Cụ thể sau sự việc sản phẩm kẹo rau củ Kera quảng cáo thực phẩm chức năng sai công dụng, gây hiểu nhầm nghiêm trọng cho người tiêu dùng và gần nhất là vụ gần 600 loại sữa giả bị phanh phui đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xói mòn đạo đức kinh doanh với người tiêu dùng, sự vô trách nhiệm của người nổi tiếng với công chúng.

Thực tế, thị trường thực phẩm chức năng trực tuyến vốn là "mảnh đất màu mỡ" với vô số chiêu trò lừa đảo, thổi phồng công dụng nhằm mục đích "lùa gà". Cho đến hiện tại, vẫn có những tài khoản MXH, những người gắn mác "chuyên gia" quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm để trục lợi, bán sản phẩm.

Thời gian gần đây, chúng tôi đã nhận được phản ánh về việc N.H.M.L - một tiktoker hơn 1,1 triệu lượt follow - đã quảng cáo lố sản phẩm tinh dầu thông đỏ. Theo như phản ánh thì tinh dầu thông đỏ – một loại cây dược liệu quý – đang được tiktoker này quảng cáo rầm rộ với những công dụng "thần kỳ", từ hỗ trợ điều trị ung thư, tiêu u, đến làm đẹp, chống lão hoá, trẻ hóa toàn diện.

Clip của Tiktoker N.H.M.L quảng cáo về tinh dầu thông đỏ

Theo phản ánh thì tiktoker này còn khuyên người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường, gout... đều nên dùng thông đỏ. Thậm chí, cô khẳng định:"Một viên tinh dầu thông đỏ này là ép ra từ 1kg thông. Cắt ra nhỏ vào thùng xốp, nó nát bét luôn, nên có tác dụng hoá lỏng mỡ thừa sau 30 giây"hay"là quốc bảo của Hàn Quốc, nhân sâm, hồng sâm hay an cung không thể so với thông đỏ"... Cô còn cam kết"đây là thực phẩm chức năng duy nhất trên thế giới có khả năng hóa lỏng mỡ thừa trong 30 giây", "người bị máu nhiễm mỡ, tiểu đường, gout, thậm chí là HIV/AIDS... phải uống tinh dầu thông đỏ"... "Mỗi ngày 1 viên dành cho những người mà bị bệnh như em vừa nói, còn những người không bị bệnh uống để phòng bệnh thì 1 tuần uống cho em 2 viên thôi không cần phải uống nhiều đâu nha các chị nha", N.H.M.L tư vấn trên mạng xã hội.

mai-ly-thong-do-1744639309209530063831-1744647417484-174464741761258860135-1744648157484-17446481618612078064133.jpgthong-do-1744628626810364887715-1744647418172-174464741835679105947-1744648163300-17446481634541730965673.jpg

Không chỉ có N.H.M.L quảng cáo, từ TikTok, Facebook đến các nền tảng thương mại điện tử, sản phẩm mang tên tinh dầu thông đỏ xuất hiện dày đặc với những lời giới thiệu như: "Giúp tiêu u, hỗ trợ điều trị ung thư", "giải độc cơ thể, phục hồi sau hóa trị", hay thậm chí "trẻ hóa toàn diện, làm chậm lão hóa cho phụ nữ sau 30".

Qua những lời quảng cáo "bùi tai", sức hút của loại sản phẩm từ cây dược liệu được cho là quý hiếm này đã khiến không ít người tiêu dùng tìm mua mà không kịp kiểm chứng thông tin, cả về nguồn gốc lẫn kiểm định y tế.

Vậy thực hư công dụng của tinh dầu thông đỏ đến đâu? Liệu những sản phẩm được bán tràn lan trên mạng có thật sự an toàn và hiệu quả như lời giới thiệu? Hay đây chỉ là một chiêu trò "vẽ rồng", đánh tráo khái niệm, thổi phồng công dụng để trục lợi kinh tế trên sự lo lắng và kỳ vọng của người tiêu dùng?

Công dụng của thông đỏ dưới góc nhìn khoa học

Thông đỏ (thuộc chi Taxus spp.) là một loài cây có nguồn gốc từ nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Loại cây này đặc biệt gây chú ý trong giới y học sau khi phát hiện ra paclitaxel (taxol) – một hoạt chất được chiết xuất từ vỏ cây thông đỏ Thái Bình Dương (taxus brevifolia), có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Paclitaxel từ lâu đã được sử dụng trong các phác đồ điều trị một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư phổi. Tuy nhiên, điểm cần nhấn mạnh là hoạt chất này chỉ phát huy hiệu quả khiđược bào chế ở dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ. Việc sử dụng thông đỏ ở dạng thô, hoặc các chế phẩm không rõ hàm lượng paclitaxel, không được y học hiện đại khuyến nghị trong điều trị bệnh.

thongdo11-1744628671845693154307-1744647417928-1744647418093277388442-1744648164318-1744648164425637045163.jpg

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các phần khác của cây thông đỏ như lá và hạt chứa độc tính cao, có thể gây ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy, việc tự ý uống trà thông đỏ, sử dụng viên nang hoặc mỹ phẩm chiết xuất từ thông đỏ không qua kiểm định có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa cấp phép cho bất kỳ loại thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm nào chứa thông đỏ để điều trị ung thư hoặc dùng với mục đích làm đẹp. Tại Việt Nam, thông đỏ chủ yếu được nghiên cứu ở mức độ dược liệu, chưa có sản phẩm nào được Bộ Y tế công nhận là thuốc điều trị chính thức có chứa hoạt chất paclitaxel được sản xuất trong nước.

Chiêu trò đánh tráo khái niệm khiến người tiêu dùng hiểu lầm và cảnh báo từ các chuyên gia sức khỏe

Từ những lợi ích sức khỏe có thật của hoạt chất paclitaxel chiết xuất từ thông đỏ trong điều trị ung thư, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã lợi dụng thông tin này để "đánh tráo khái niệm", biến các sản phẩm tinh dầu thông đỏ thành những “thần dược” chữa bệnh. Không chỉ dừng lại ở những lời quảng cáo về tăng cường miễn dịch hay làm đẹp, hàng chục loại tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc đang được rao bán công khai trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử với những công dụng được thổi phồng đến mức khó tin.

Đáng lo ngại hơn, nhiều video quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, bệnh nhân hoặc nhân vật được cho là đã khỏi bệnh, thậm chí cắt ghép lời nói để tăng tính thuyết phục. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào xác minh tính xác thực của những nhân vật này, và các nội dung đều không được cơ quan y tế kiểm định.

base64-17446470745571715742877-1744647419333-1744647419474540964967-1744648165296-17446481656602128379328.jpeg

Với chiêu trò lợi dụng tâm lý lo sợ bệnh tật và kỳ vọng vào “thần dược”, các đối tượng kinh doanh đã dễ dàng dẫn dắt người tiêu dùng tin tưởng và mua hàng. Các sản phẩm này thường được định giá linh hoạt, dao động từ 1 triệu đồng/hộp, tùy theo phân khúc khách hàng. Giá bán được tính toán để phù hợp với nhiều nhóm thu nhập, khiến người tiêu dùng cảm thấy “có thể cố gắng mua được”, dù chưa thực sự hiểu rõ mình đang sử dụng sản phẩm gì.

Việc thổi phồng công dụng của sản phẩm lên mức phản khoa học như “hóa lỏng mỡ chỉ sau 30 giây”, “tốt hơn cả nhân sâm và an cung”, hay thậm chí “hỗ trợ điều trị HIV, ung thư” cho thấy rõ dấu hiệu của việc cố tình đánh tráo khái niệm giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là chiêu trò dùng các thí nghiệm giả lập như đốt xốp, hòa tan vật thể để tạo hiệu ứng "thần kỳ", từ đó suy diễn tác dụng trong cơ thể người – một thủ thuật đánh vào cảm xúc, dễ khiến người tiêu dùng hiểu sai bản chất sản phẩm.

Đây không còn đơn thuần là hành vi quảng cáo sai sự thật, mà là biểu hiện của việc lợi dụng lòng tin của người bệnh để trục lợi, thậm chí đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Những hành vi này có dấu hiệu lừa đảo dưới vỏ bọc thực phẩm chức năng, cần được các cơ quan chức năng giám sát và xử lý nghiêm minh.

Việc gắn mác "nhập khẩu Hàn Quốc" cũng được sử dụng như một cách để tăng uy tín cho sản phẩm, đánh vào tâm lý tin tưởng sản phẩm nước ngoài của người tiêu dùng. Trong khi đó, các sản phẩm cũng không có tiếng Việt nên người mua rất khó xác định hàng thật hay giả.

thong-do-3-1-1744629151971749624832-1744647515270-1744647515489345866270-1744648167290-1744648167434352533608.jpgthong-do-4-17446291360351757639158-1744647516469-1744647516648966695447-1744648168294-1744648168468565434300.jpg

Trước thực trạng này, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, đồng thời xử phạt hành chính các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh. Đơn cử như, tháng 8/2024, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, phát đi cảnh báo về việc sản phẩm bảo vệ sức khỏe Green Health tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Cụ thể, nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh rằng, mọi sản phẩm chức năng đều không được phép quảng cáo là có tác dụng điều trị bệnh, và mọi sản phẩm lưu hành phải được cấp số công bố hợp pháp, thông tin tới người dùng đúng như nội dung quảng cáo.

Chia sẻ trên báo Xây dựng, BS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học cổ truyền cho biết, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu kết luận tinh dầu thông đỏ là một loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu... nhưng đó là phải kết hợp với thuốc chứ bản thân nó không thể dùng như thuốc để điều trị đặc hiệu cho một bệnh cụ thể.

Còn lý giải về hiện tương tinh dầu đánh tan được xốp trong cốc nước, PGS.TS. Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội khẳng định, đây chỉ là hiện tượng hóa học thông thường. Ông cho biết, thành phần làm xốp polime được thổi thành dạng hạt trong đó có polime và không khí rất dễ bị xẹp, tan chảy khi gặp các dung môi hữu cơ không phân cực và ít phân cực. Trong thực phẩm, những dung môi này có thể dùng được.

Tóm lại, trong bối cảnh thị trường dược phẩm và thực phẩm chức năng ngày càng sôi động, người tiêu dùng cần giữ thái độ thận trọng, chủ động chọn lọc thông tin trước khi đưa ra quyết định mua và sử dụng sản phẩm. Để bảo vệ sức khỏe và tránh rơi vào "ma trận" quảng cáo, người dùng nên:

Tra cứu thông tin sản phẩm trên Cổng công khai của Bộ Y tế để kiểm tra tính pháp lý, nguồn gốc và giấy phép lưu hành.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được giới thiệu là có khả năng phòng ngừa hay điều trị bệnh.

Cảnh giác với các nội dung chia sẻ mang tính cá nhân trên mạng xã hội, đặc biệt là những "câu chuyện khỏi bệnh thần kỳ" không có cơ sở kiểm chứng.

Tại Việt Nam, quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm:

Luật Quảng cáo 2012:

• Khoản 9 Điều 8: Cấm quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn về công dụng, chất lượng sản phẩm, hoặc quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh.

Luật An toàn thực phẩm 2010:

• Điều 5: Cấm cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dẫn đến hiểu lầm về khả năng chữa bệnh.

Nghị định 117/2018/NĐ-CP:

• Quy định về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cấm thông tin quảng cáo sai lệch, phóng đại công dụng thực phẩm chức năng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 115/2021/NĐ-CP), hành vi quảng cáo sai sự thật về thực phẩm chức năng có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu vi phạm nghiêm trọng, kèm theo biện pháp khắc phục như thu hồi quảng cáo hoặc cải chính thông tin.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022