Cây lưỡi hổ là “lá chắn” bảo vệ hệ hô hấp

Cây lưỡi hổ hoạt động như một máy lọc không khí tự nhiên, hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, benzen, toluene... có trong không khí, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, cây lưỡi hổ còn có khả năng giải phóng oxy vào ban đêm, giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng ngủ, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Giúp giảm stress và lo âu

Màu xanh tươi mát của cây lưỡi hổ có tác dụng xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mang lại cảm giác bình yên, thư thái. Nghiên cứu cho thấy, việc ngắm nhìn cây xanh giúp tăng cường hormone serotonin - "hormone hạnh phúc", giúp cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ trầm cảm.

tacdungcuacayluoiho1-1721463262203-1721463262924757696912.jpg

Cây lưỡi hổ không chỉ mang vẻ ngoài độc đáo mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Cây lưỡi hổ chứa các hợp chất như aloin, barbaloin và aloe-emodin có tác dụng giảm viêm, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. Một số thành phần trong cây lưỡi hổ cũng giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường co bóp dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm gánh nặng cho dạ dày và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

  • edit-loang-xuong-1721115638668534949624-43-0-683-1024-crop-1721115647640248128860.jpeg

    Chàng trai 25 tuổi có xương như ông già 60: BS cảnh báo có 5 thói quen gây loãng xương ở người trẻ

Dùng gel từ lá cây lưỡi hổ pha với nước uống mỗi ngày liên tục trong vòng 1 tháng bệnh sẽ ổn. Lưu ý rằng, cây lưỡi hổ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị y tế và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Hỗ trợ điều trị viêm da

Cây lưỡi hổ có chứa gel với nhiều dưỡng chất và đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu và cấp ẩm cho da. Nhờ vậy, nó có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề về da như: viêm da, bỏng nhẹ, mụn trứng cá và da khô.

Bạn có thể thoa trực tiếp gel lưỡi hổ lên vùng da bị viêm hoặc tổn thương, massage nhẹ nhàng để gel thẩm thấu vào da. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng da được cải thiện. Trước khi sử dụng, nên thử bôi một lượng nhỏ gel lưỡi hổ lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem có bị dị ứng hay không.

tacdungcuacayluoiho2-1721463265195-17214632653471469057727.jpg

Cây lưỡi hổ thường được trồng làm cảnh ở Việt Nam. Ảnh: Adobe Stock

Hỗ trợ điều trị ho, viêm họng

Gel trong lá lưỡi hổ chứa các hợp chất có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc họng bị kích ứng và giảm sưng đau. Trong khi các chất khác có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng, giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Một số thành phần trong cây lưỡi hổ cũng có thể giúp long đờm, giảm ho khan và khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cây lưỡi hổ chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng và ho, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị y tế. Nếu tình trạng viêm họng, ho kéo dài hoặc nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tăng cường hệ miễn dịch

Gel lưỡi hổ chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta-carotene và các hợp chất phenolic. Các chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, góp phần duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Các hợp chất trong lá cây lưỡi hổ có tác dụng kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Viêm nhiễm mãn tính có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó, giảm viêm nhiễm có thể giúp cải thiện sức khỏe và khả năng miễn dịch.

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng cây lưỡi hổ để chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nhựa cây lưỡi hổ có thể gây kích ứng da, vì vậy hãy cẩn thận khi tiếp xúc với cây.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022