avatar1721435346015-1721435347513148393671.jpgĂn chay có giúp giảm nguy cơ ung thư không?

Chế độ ăn chay bao gồm nhiều đặc điểm lành mạnh được chứng minh có lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu chế độ ăn chay có khả năng đặc biệt như giúp ngăn ngừa ung thư so với chế độ ăn nhiều thịt không?

Vợ chồng cùng mắc một bệnh ung thư trực tràng

Cặp vợ chồng người Trung Quốc đã mắc bệnh ung thư trực tràng sau khi đi khám bệnh. Cụ thể, theo tờ HK01 đưa tin, một người phụ nữ 73 tuổi đến từ Trung Quốc có tiền sử bệnh trĩ, táo bón, chảy máu và đại tiện không đều. Bà cho rằng lý do xuất phát từ việc ít vận động trong quá khứ nên không ý để nhiều đến vấn đề này.

te-bao-ung-thu-17214674900291399916622.jpg

2 vợ chồng cùng mắc 1 loại ung thư vì thói quen ăn uống.

Đến tháng 6/2022, tình trạng bệnh của bà ngày càng nghiêm trọng hơn với các triệu chứng đi kèm như hay chướng bụng, bị đau bụng và thậm chí đại tiện cũng khó khăn. Chỉ sau khi đến bệnh viện kiểm tra, người phụ nữ này mới hốt hoảng khi biết được bản thân đã bị mắc căn bệnh quái ác: Ung thư trực tràng.

Chỉ một năm sau đó, chồng bà cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng. Sau khi nhận chẩn đoán của bác sĩ, cặp vợ chồng hoang mang cho rằng ung thư có tính truyền nhiễm, lây từ người này sang người kia.

Nguyên nhân gây ra ung thư trực tràng

Từ hiện tượng người cùng một gia đình bị mắc bệnh ung thư trực tràng, bác sĩ Lưu Phàm Long, Phó Giám đốc Khoa Phẫu thuật Đại trực tràng của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Chiết Giang giải thích rằng, trường hợp của cặp đôi ở trên không phải là lây nhiễm, truyền bệnh cho nhau.

Theo bác sĩ, bệnh nhân mắc ung thư đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của họ. Khi sống chung cùng một nhà, với thói quen sinh hoạt giống nhau thì người trong gia đình có thể lần lượt bị mắc ung thư. Chính điều này dẫn đến việc lầm tưởng "ung thư có tính truyền nhiễm cao, lây lan".

an-man-17214674894201074349601.jpg

Thói quen ăn mặn khiến tăng nguy cơ bị ung thư.

Điều đáng nói, sau khi bác sĩ tìm hiểu sâu về thói quen sinh hoạt của hai vợ chồng ở trên, ông đã phát hiện ra nguyên nhân cả hai cùng bị ung thư. Đó chính là thói quen ăn uống quá nhiều muối. Theo đó, họ có sở thích ăn các món có chứa nhiều gia vị như thịt muối, vịt hầm, cá ủ muối... Ngoài ra, người chồng còn có thói quen uống rượu.

Những đồ ăn chứa nhiều muối sẽ khiến cơ thể dư thừa nitrit, khi kết hợp với các "amine" phân hủy protein có trong khoang miệng, dạ dày và ruột, sẽ tạo thành "nitrosamine". Đây là chất có nguy cơ hàng đầu gây ra một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng...

Ăn gì để khỏe đường tiêu hóa?

Để có một đường tiêu hóa khỏe mạnh, bác sĩ khuyên mọi người nên, duy trì cân nặng, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu, uống đủ nước và vận động thể dục thể thao hợp lý, ăn uống khoa học. Cụ thể, chúng ta nên:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm táo bón, hạn chế nguy cơ mắc ung thư. Do đó, cần tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây...

rau-cu-qua-17214674899561191236076.jpg

Ăn nhiều rau xanh để có cơ thể khỏe mạnh.

- Tăng cường ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Điều này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Do đó, nên ăn nhiều cá, các loại hạt như hạt lanh...

- Nạp đủ canxi: Đây là chất giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu phụ...

- Ăn protein động vật vừa phải: Chỉ nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gia cầm, thịt lợn ở mức độ phù hợp, không nên quá lạm dụng.

- Hạn chế ăn thịt đỏ và đồ ăn chế biến sẵn: Đây đều là những loại thực phẩm có nguy cơ gây ra ung thư. Vì vậy nên giảm ăn thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích...

avatar1721207827536-17212078278181799282900.pngNguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ béo phì

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng, trong đó thừa cân, béo phì là một rủi ro khiến phụ nữ dễ mắc căn bệnh này hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022