Rau xanh được xếp vào danh sách những thực phẩm tốt nhất đối với sức khỏe. Sở dĩ bởi chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể, như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, canxi. Chúng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe xương và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, rau xanh giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh.

Với người bệnh thận, rau xanh là thực phẩm cần được tăng cường, tuy nhiên có 1 số loại rau chứa hàm lượng oxalat và muối lớn, có thể gây hại cho thận. Do đó, nếu thuộc nhóm nguy cơ suy thận, sỏi thận, bạn nên tránh tiêu thụ một số loại rau bên dưới đây.

Ăn rau rất tốt nhưng có 3 loại rau ăn quá nhiều dễ sỏi thận, suy thận

photo-1724994389246-1724994389747614600340.jpeg

Có 1 số loại rau chứa hàm lượng oxalat và muối lớn, có thể gây hại cho thận.

1. Một số loại rau họ cải

Oxalat là một hợp chất hữu cơ mà đối với người khỏe mạnh, nó hoàn toàn vô hại và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, đối với những người bị sỏi thận hoặc có chức năng thận suy giảm, chế độ ăn giàu oxalat có thể dẫn đến dư thừa và tích tụ chất này trong thận, dẫn đến hình thành sỏi. Ngoài ra, oxalat cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thận mạn tính, tiểu đường, bệnh tim và huyết áp cao. Vì lý do này, người bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ các loại rau củ có hàm lượng oxalat cao.

photo-1724995026783-17249950275871599263306.jpeg

Một số loại rau lá xanh như rau cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt) mặc dù giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại chứa nhiều oxalat. Chẳng hạn, 123g rau bina nấu chín cung cấp khoảng 755mg oxalat. Để giảm lượng oxalat, bạn có thể thay thế bằng các loại rau ít oxalat hơn như cải ngọt, cải xoăn, hoặc rau diếp romaine.

Củ cải đường là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa các khoáng chất như đồng, kali, mangan và chất chống oxy hóa, nhưng đồng thời cũng có hàm lượng oxalat cao. Một khẩu phần 120g củ cải đường có thể cung cấp khoảng 76mg oxalat.

photo-1724994505846-17249945088841609683057.jpeg

Củ cải đường chứa hàm lượng oxalat cao, không tốt cho thận.

Đậu bắp cũng là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích, từ việc hỗ trợ giảm cân đến ngăn ngừa loãng xương và điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, 120g đậu bắp chứa khoảng 57mg oxalat, do đó cần cân nhắc khi sử dụng nếu bạn có nguy cơ bị sỏi thận.

  • photo-1724865023002-1724865023094312199781-121-0-474-564-crop-172486520554718092865.jpeg

    Không quan trọng trẻ hay già, miễn có đủ 5 dấu hiệu này nghĩa là thận của bạn đang khỏe, khỏi lo sỏi thận, suy thận

2. Rau dền

Lá rau dền là một nguồn dinh dưỡng phong phú, đặc biệt giàu vitamin A và các chất chống oxy hóa như beta-carotene, zeaxanthin, lutein, giúp bảo vệ mắt và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, 100g rau dền cũng chứa tới 229mg oxalat. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh thận hoặc có nguy cơ cao, nên hạn chế tiêu thụ loại rau này để tránh tình trạng oxalat dư thừa trong cơ thể, có thể dẫn đến các vấn đề về thận.

3. Các loại rau ướp muối

Dưa muối, cà muối, bắp cải muối là những món ăn phổ biến và rất "đưa cơm". Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia các món ăn này thường được chế biến bằng cách ngâm với nước pha muối và một chút đường để lên men chua, ví dụ 100g dưa chuột muối có thể chứa tới 2,5g muối.

photo-1724994712314-17249947128231421913582.jpeg

Rau cải muối có thể gây hại cho thận.

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng cường độ hoạt động của hệ tim mạch, thận và tiết niệu, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan này như suy tim, suy thận. Khi cơ thể nạp vào quá nhiều muối, nó sẽ cố gắng đào thải natri qua nước tiểu, kéo theo mất các khoáng chất quan trọng như kali, canxi và các chất khác. Hậu quả là có thể gây ra loãng xương, hình thành sỏi thận và các rối loạn khác do mất cân bằng khoáng chất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022