2 loại thực phẩm vàng cho mạch máu và đường huyết

Táo

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả táo cỡ trung bình cung cấp 4,4g chất xơ, chiếm 16% nhu cầu hàng ngày. Táo cũng chứa 8,4mg vitamin C, đáp ứng hơn 9% nhu cầu hàng ngày, cùng với nhiều vitamin và khoáng chất khác. Chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong táo có thể thay đổi tùy loại, nhưng tất cả các loại táo đều mang lại lợi ích.

Táo được cho là giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, béo phì và một số loại ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn táo có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ vào khả năng giảm cholesterol của chất xơ hòa tan trong táo. Theo Mayo Clinic, chất xơ hòa tan tạo thành gel khi hòa tan trong nước, giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong thành mạch máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 2/2020 cho thấy, ăn 2 quả táo mỗi ngày giúp giảm mức cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính, đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

photo-1722588616724-1722588617061495571351-1722608556860-1722608558649966429400.png

Chất xơ hòa tan trong táo còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, cải thiện lượng đường huyết. Một chế độ ăn giàu chất xơ không hòa tan cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ngay từ đầu.

  • tinh-bot-danh-cho-nguoi-an-chay-giup-giam-can-17222369983931912838631-0-0-625-1000-crop-1722237090977423955583.jpg

    2 loại tinh bột "vàng" người ăn chay cực kỳ ưu ái, bác sĩ còn khuyên dùng để giảm cân

Bưởi

Bưởi là loại trái cây giàu vitamin và ít calories, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Chỉ với 1/2 trái bưởi, bạn đã cung cấp đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Không chỉ dễ ăn với vị ngọt mát và tính thanh nhiệt, bưởi còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Bưởi giúp cải thiện làn da, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng chống các bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, và đái tháo đường.

Từ góc nhìn Đông y, bưởi có vị chua, tính hàn và không độc. Bưởi có tác dụng giải nhiệt, giải độc rượu, làm tinh thần thư thái, bồi bổ cơ thể và chữa các chứng nôn mửa khi mang thai, biếng ăn, ăn không tiêu và đau bụng. Đặc biệt, bưởi rất hữu ích cho những người bị mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ vữa động mạch và béo phì.

Theo y học hiện đại, nước bưởi chứa các thành phần tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp. Vỏ bưởi chứa tinh dầu có tác dụng kháng viêm và làm giãn mạch máu. Nghiên cứu thực tế cho thấy, việc ăn bưởi đều đặn có thể giúp giảm cân và phòng chống đái tháo đường.

photo-1722588618723-17225886189771078968769-1722608559765-1722608559884825630564.png

Các nhà khoa học từ Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) phát hiện ra rằng, chất naringenin trong bưởi có khả năng giúp gan đốt cháy mỡ thừa và cải thiện kiểm soát đường huyết. Điều này mở ra hy vọng về một phương pháp điều trị mới cho chứng mỡ máu cao, đái tháo đường tuýp 2 và hội chứng trao đổi chất.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong bưởi cũng làm giảm hấp thụ cholesterol trong máu. Chất chống oxy hóa có trong bưởi ngoài khả năng chống viêm còn có thể làm giảm cholesterol. Đây là lý do giúp thói quen ăn bưởi giúp chúng ta có mạch máu khỏe mạnh cùng với trái tim vững vàng.

Ăn đúng cách để không gây tác dụng ngược

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc tiêu thụ hoa quả không đúng cách có thể gây hại. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần biết.

- Không nên ăn táo vào buổi sáng vì rất có hại cho dạ dày. Đối với những người có vấn đề về đường tiêu hóa, việc ăn loại quả có tính chua, chứa nhiều tannin và protease mạnh (một nhóm emzym thủy phân) sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho dạ dày. Táo có độ chua thấp nhưng hàm lượng tannin nạp vào lúc bụng đói cũng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu.

- Táo có tính axit, nếu ăn trước khi đi ngủ vào buổi tối thì sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, sinh ra cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

- Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc: Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao không nên uống nước ép bưởi khi dùng thuốc giảm béo vì có thể gây đau cơ và các vấn đề về thận. Một số thuốc chống dị ứng khi kết hợp với bưởi có thể gây đau đầu, tim đập nhanh và loạn nhịp tim, thậm chí là đột tử.

- Nước ép bưởi có thể gây tác dụng phụ khi dùng cùng dung dịch Cyclosporine, caffeine, canxi đối kháng, và Cisapride trong vòng 24 giờ.

- Không ăn bưởi sau khi uống rượu hoặc hút thuốc: Các chuyên gia khuyến cáo nên đợi 48 giờ sau khi uống rượu hoặc hút thuốc mới ăn bưởi. Chất Pyranocoumarin trong bưởi có thể tăng cường độc tính của thuốc lá và rượu, đặc biệt là nicotin và ethanol.

- Bưởi có tính lạnh, có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Người yếu cũng nên hạn chế ăn bưởi để tránh đau bụng.

- Không ăn bưởi cùng cà rốt và dưa chuột: Kết hợp này làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

- Không ăn bưởi cùng cua: Gây kích thích dạ dày, đau bụng và nôn mửa.

- Không ăn bưởi cùng gan heo: Đồng, sắt và kẽm trong gan heo kết hợp với vitamin C trong bưởi sẽ tăng tốc độ oxy hóa kim loại, làm mất giá trị dinh dưỡng.

- Người bị bệnh dạ dày, loét tá tràng, hoặc bệnh tỳ hư nên tránh xa bưởi. Chất xơ trong bưởi có thể gây khó tiêu hóa và dẫn đến cảm giác nóng rát.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022