Người bệnh tiểu đường ăn rau muống có tốt không?

Rau muống là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau muống bởi đây là loại rau có chỉ số đường huyết rất thấp (GI=10) và chứa ít calo nên rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.  

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-muong-17225858025161597272692.jpg

Ảnh minh họa

Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rau muống có tác động tích cực đến đường huyết. Một nghiên cứu nhằm kiểm tra hoạt động hạ đường huyết đường uống của chiết xuất rau muống (Ipomea Aquas) ở chuột Wistar mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra và bệnh nhân tiểu đường type II. Kết quả cho thấy đường huyết có cải thiện cả khi sử dụng chiết xuất từ lá rau muống và ăn lá rau muống tươi.

Mặc dù thể hiện tiềm năng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên lâm sàng hơn để có thể ứng dụng chiết xuất từ rau muống vào trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường.

4 lợi ích của rau muống đối với bệnh tiểu đường

Giúp hỗ trợ hạ đường huyết 

Kiểm soát đường huyết là nhiệm vụ hàng đầu trong điều trị và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rau muống có tác dụng hạ đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 tương tự như thuốc hạ đường huyết Tolbutamid và còn làm giảm đường huyết lúc đói rất tốt.

Giúp kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rau muống giúp kiểm soát đường huyết sau ăn nhờ chỉ số đường huyết ở mức rất thấp (GI =10) và lượng chất xơ dồi dào của rau muống. Chính nhờ thành phần này, rau muống giúp kiểm soát đường huyết sau ăn cho người bệnh được hiệu quả.

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-muong1-1722585945866229226311.jpg

Ảnh minh họa

Giúp phòng bệnh tim mạch

Đường huyết tăng và cholesterol gây xơ vữa động mạch và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rau muống có tác dụng làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu. Lượng chất xơ lớn trong rau muống và các chất chống oxy hoá như Beta-caroten cũng góp phần hạn chế hấp thu Cholesterol và điều hoà mỡ máu tốt hơn.

Nhờ vậy, ăn rau muống có thể giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa và hạn chế tiến triển biến chứng tim mạch, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường đi kèm rối loạn mỡ máu.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng tiểu đường do gây rối loạn mỡ máu và có thể làm giảm khả năng tổng hợp Insulin của tuyến tụy. Do vậy, kiểm soát cân nặng là nhiệm vụ quan trọng của người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Rau muống với lượng chất xơ dồi dào giúp người bệnh ăn nhanh no và no lâu hơn, hạn chế ăn uống, hấp thu năng lượng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Cùng với đó, rau muống chứa rất ít calo nên rất phù hợp cho thực đơn kiểm soát cân nặng của người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn rau muống cần biết điều này

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-muong5-17225860327631932341931.jpg

Ảnh minh họa

- Người bệnh tiểu đường khi đang mắc các bệnh nội - ngoại khoa, có vết thương mềm không được khuyến khích ăn rau muống, để tránh gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.

- Người bệnh sỏi thận, bệnh gout, viêm xương khớp, viêm đường tiết niệu do tăng huyết áp hay sỏi thận cũng không nên ăn nhiều rau muống.

- Người bệnh đang dùng thuốc đông y điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng rau muống. Vì rau muống có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những loại thuốc có độc tính.

- Rau muống nguy cơ trữ lượng thuốc trừ sâu, ký sinh trùng kim loại nặng... cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy nên cần đảm bảo rửa sạch và nấu chín rau trước khi ăn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022