Chị Vân Trang (27 tuổi, ở Hải Dương) mang thai lần đầu, 36 tuần 3 ngày. Vài tháng trước sinh, chị cùng mẹ chồng đi xem bói chọn ngày đẹp mổ chủ động, thì nhận được "lời khuyên" hai tuần nữa sẽ là ngày đẹp, đảm bảo em bé sẽ có tương lai tươi sáng và mang lại may mắn cho bố mẹ.

Thấy "ngày đẹp" trên cách qua xa ngày dự sinh nên chị Trang tính đến chuyện "giả vờ chuyển dạ". Sau khi thống nhất với mẹ chồng, chị Trang gọi cho chồng đang đi làm xa về nhà đưa chị đến bệnh viện sinh con.

Đến viện, sản phụ giả vờ ôm bụng đau đớn, nói với bác sĩ về dấu hiệu chuyển dạ, yêu cầu mổ gấp. Qua thăm khám các bác sĩ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ hay bất thường từ thai nhi. Bác sĩ khẳng định sản phụ không nguy hiểm, chưa cần can thiệp, nhưng chị Trang nằng nặc đòi mổ với lý do muốn sinh con giờ đẹp.

Bác sĩ mất nhiều giờ để giải thích với sản phụ rằng việc vội vàng mổ khi trẻ chưa đủ ngày, tháng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, phát triển của con sau này, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Lúc này sản phụ mới đồng ý dừng việc mổ, trở về nhà chăm sóc thai nhi cho đến ngày "chuyển dạ thật sự".

toi-va-chat-xo-dung-trong-toan-chu-ky-thai-603946-15544920-1722609238033-17226092388471301347664.jpg

Nhiều sản phụ yêu cầu mổ chủ động để tránh ngày xấu.

TS.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, một số gia đình tin rằng, sinh con vào "giờ vàng" mang lại may mắn và thuận lợi cho cuộc đời của đứa trẻ, công danh và tình duyên của con sau này sẽ hanh thông. Tuy nhiên, quan niệm này không có cơ sở khoa học.

  • thoi-quen-gay-beo-ngang-uong-dau-mo3-17222982214541104487580-0-0-1200-1920-crop-1722307425222884589555.jpg

    4 loại tinh bột ăn vào không khác gì "uống dầu", người ăn chay muốn giảm cân phải kiêng ngay

Theo bác sĩ Lê Duy Toàn, Phó khoa Mổ Dịch Vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong ngành sản khoa, sinh mổ chủ động có thể được thực hiện để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, nhưng không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chấp nhận yêu cầu của gia đình.

"Chúng tôi phải đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh, thai đủ tháng mới mổ chủ động. Yêu cầu mổ sinh chủ động khi thai nhi chưa đủ tháng để tránh ngày xấu sẽ bị từ chối vì phải đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu ", bác sĩ Toàn nói.

Chọn ngày sinh con, hay còn gọi là "đẻ giờ vàng" dựa trên tín ngưỡng dân gian và mong muốn điều tốt lành cho đứa trẻ, song điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và khuyến cáo phụ nữ mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng.

san-phu-cho-sinh-172256738476343959726-15563451-1722609239843-1722609239988440475934.jpg

Hình ảnh sản phụ xếp hàng để xin mổ chủ động tại khoa Mổ dịch vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hôm 31/7. (Ảnh minh họa)

Can thiệp để sinh con theo giờ vàng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chọn ngày giờ sinh mổ không dựa trên cơ sở y học mà chỉ vì mong muốn cá nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh non, khi đó hệ thống hô hấp, tiêu hóa và miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

"Chỉ định mổ "bắt con" phải được giám sát chặt chẽ về chuyên môn. Trường hợp thai từ 38-40 tuần sẽ được xem xét sinh mổ chủ động, còn những trường hợp 37 tuần bác sĩ tuyệt đối không đồng ý, vì việc này cực kỳ nguy hiểm, trẻ có thể gặp phải bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh, phổi chưa đủ trưởng thành để tự thở" , bác sĩ Toàn nói.

Các phương pháp kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ không cần thiết có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mất máu nhiều hơn bình thường và thời gian hồi phục sau sinh dài hơn. Nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể để lại hậu quả lâu dài cho sự phát triển của trẻ.

Bác sĩ khuyên việc sinh con nên tuân theo tiến trình tự nhiên và các chỉ dẫn y khoa. Nếu không có lý do y tế đặc biệt, hãy để cho thai kỳ diễn ra tự nhiên và chỉ can thiệp khi có sự tư vấn và giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y tế. Điều này đảm bảo sự an toàn và sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022