Lá chè đắng

Chè đắng, hay khổ đinh trà, khấu thụ được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Lá bánh tẻ của cây chè đắng được thu hái, đem về tãi mỏng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô, có thể cuộn thành công sau đó được sử dụng làm thuốc Đông y hoặc pha trà. Theo Đông y, chè đắng có tính hàn, lợi vào 3 kinh can, phế và vị có tác dụng tán phong nhiệt (giải nhiệt), thanh đầu mục (tỉnh táo đầu óc), dùng chữa đau đầu, đau răng, đau mắt đỏ, ù tai, nặng tai, kiết lỵ…

photo-1719663077771-17196630782221610363421-1733368653985-1733368654140765163382.jpg

Theo y học hiện đại, chè đắng có tác dụng tăng sức đề kháng, hạ huyết áp và mỡ máu, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, làm mát và bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu,… Chè đắng có vị đắng, uống vào có cảm giác ngọt ở họng, hương thơm mát, có thể pha uống hàng ngày để bồi bổ, giảm căng thẳng trí óc, giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng. Ngày chỉ nên dùng 1-2g lá chè đắng, có thể kết hợp với lá bạch quả, hãm với nước sôi trong bình kín.

Lá chè đắng chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid có thể tăng độ nhạy insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin và giảm viêm trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một số nghiên cứu trong nước cho thấy lá chè đắng có công dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu. Hợp chất saponin trong cây chè đắng có tác dụng ức chế sự hấp thụ cholesterol, giảm chất béo trung tính trong cơ thể, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.

photo-1719663162412-17196631627761887429024-1733368654674-17333686547981165260345.jpg

Trong lá chè đắng tươi có chứa 16 loại axit amin có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.

Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, là gia vị được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trồng cây nguyệt quế rộng rãi, sản xuất lá nguyệt quế chất lượng cao, xuất khẩu đến nhiều khu vực trên thế giới như Nam Á, Đông Á, Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Loại lá này có vị cay, đắng, mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, thường được dùng để ướp, xào, chế biến nước sốt, pha trà. Lá nguyệt quế làm tăng hương vị cho các món phở, cà ri, hầm, súp.

la-nguyet-que-la-gi-cong-dung-la-nguyet-que-lam-mon-gi-ngon-202201171321289842-1715160116220-17151601163361585507066-1733368655196-17333686553571182405980.jpg

Một nghiên cứu khác được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng lá nguyệt quế có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Điều này là nhờ lá nguyệt quế có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất này có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Trà lá nguyệt quế là loại nước có thể thưởng thức mỗi sáng để kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường hệ miễn dịch. Để pha trà cần đun sôi 3 lá nguyệt quế và bột quế, thêm chanh hoặc mật ong tuỳ thích.

Lá nguyệt quế chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy quá trình phân hủy protein và chất béo trong đường tiêu hóa. Uống trà lá nguyệt quế hoặc thêm chúng vào các khi chế biến món ăn có thể giúp giảm đầy hơi, khó tiêu.

nau-nuoc-la-nguyet-que-1715160165555-17151601656361129601341-1733368656150-1733368656342674031435.jpg

Các nghiên cứu cho thấy lá nguyệt quế có thể làm giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, lá nguyệt quế còn có thể ngăn ngừa tổn thương dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Điều này giúp giải phóng độc tố trong cơ thể và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả trong việc giúp giảm đau bụng, làm dịu hội chứng ruột kích thích.

Lưu ý khi sử dụng lá chè đắng và lá nguyệt quế

- Lá chè đắng tốt cho sức khỏe nhưng không uống khi đói, quá đặc hoặc chè để lâu dẫn đến tình trạng say, gây hại cho cơ thể. Những đối tượng không nên dùng chè đắng: người có thể chất hư hàn, chân tay lạnh dùng chè đắng; người bị bệnh dạ dày; người đang bị cảm lạnh; phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, sau sinh; người cao tuổi thể trạng yếu…

- Không nên ăn lá nguyệt quế tươi vì gây khó tiêu. Người đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại lá này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022