anh-chup-man-hinh-2024-10-02-luc-112221-11223595-1742174424993-1742174425289620603727-275-553-878-1518-crop-1742174445227187424490.pngThần đồng vật lý ra đi ở tuổi 31: Học quá giỏi là nỗi bất hạnh?

GĐXH - Thần đồng Trương Thế Minh khiến nhiều người xót xa khi qua đời ở tuổi 31.

'Thần đồng' học xong chương trình tiểu học trong 2 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH

photo-4-16720290073541659026969-1742796742576-17427967431381587918033.jpg

Tô Lưu Dật chỉ mất 2 ngày để hoàn thành chương trình tiểu học.

Tô Lưu Dật sinh năm 2000 ở tỉnh Sơn Đông. Kể từ khi mới chào đời, cậu bé này đã bộc lộ trí thông minh thiên bẩm, chưa đầy 1 tuổi đã có thể kể trôi chảy các câu chuyện cho mẹ nghe. Thấy ai cũng khen con mình thông minh, nhưng bố mẹ Tô Lưu Dật chưa bao giờ nghĩ rằng cậu là thần đồng.

Do kỳ thi tuyển sinh đại học ở tỉnh Sơn Đông nổi tiếng là khó top đầu Trung Quốc, nên bố mẹ Tô Lưu Dật luôn chú trọng đến việc học tập của con cái. Trong nhà Tô Lưu Dật có đủ loại sách, từ truyện tranh đến tác phẩm kinh điển. Từ bé, Tô Lưu Dật đã đắm chìm trong sách và sớm làm quen với các con chữ. Dưới sự dạy dỗ cẩn thận của mẹ, trước khi vào mẫu giáo cậu đã có thể đọc được hơn 3.000 chữ.

Sau khi phát hiện ra năng khiếu học tập của con trai, bố mẹ Tô Lưu Dật đã dành nhiều tâm sức hơn cho việc nuôi dạy con. Thậm chí, họ còn không cho con đi học mẫu giáo để có thời gian tự học và tiếp thu kiến thức tại nhà. Tô Lưu Dật cũng đặc biệt quan tâm đến toán học, vật lý và hóa học. Ban đầu, cậu được mẹ hướng dẫn, nhưng sau đó tự mình nghiên cứu sách giáo khoa và học thêm trên internet.

Vì Tô Lưu Dật đã nắm vững toàn bộ kiến thức cần thiết trước cả khi vào tiểu học, nên bố mẹ cậu xin phép nhà trường cho cậu vào thẳng lớp 5. Không ngờ, chỉ sau 2 ngày đi học, hiệu trưởng liền gọi bố mẹ Tô Lưu Dật đến nói chuyện. Nhà trường thấy cậu quá thông minh nên đã đề nghị Tô Lưu Dật không nên học tiểu học mà nên vượt cấp lên trung học cơ sở.

Tin tức Tô Lưu Dật mới 7 tuổi đã được vào năm đầu của Trung học cơ sở (tương đương lớp 7 ở Việt Nam) đã khiến cả khu vực địa phương chấn động. Danh tiếng thần đồng này ngày một lan xa và được nhiều người quan tâm hơn.

photo-2-16720290036551057287836-1742796767502-17427967677121427360955.jpg

Lưu Dật đi thi đại học khi mới 10 tuổi.

Suốt cả năm học đó, Tô Lưu Dật vẫn khẳng định được danh hiệu thần đồng của mình khi liên tục đứng đầu toàn trường. Cuối cùng, chỉ sau 1 năm theo học cậu đành xin nghỉ vì đã học hết kiến thức ở Trung học cơ sở. Liên tục học vượt lớp, vượt cấp cũng chính là lý do Tô Lưu Dật có thể bước vào cánh cổng trường đại học khi mới chỉ lên 10 tuổi.

Vào năm 2011, khi các bạn bè cùng trang lứa vẫn đang học tập các kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường, thì cậu bé Tô Lưu Dật đã trúng tuyển vào Đại học Khoa học Công nghệ Nam Phương (Thâm Quyến, Trung Quốc). Với điểm số cực cao là 556, cậu bé 10 tuổi đã đạt được thành tích mà nhiều người trưởng thành còn phải ao ước, khiến dư luận Trung Quốc xôn xao.

Thần đồng hay hệ quả của việc "ép chín" con trẻ?

photo-1-1672029002067772618989-1742796781665-1742796781812403907023.jpg

Tại giảng đường đại học, Tô Lưu Dật luôn được xếp ngồi cuối lớp vì quá nghịch ngợm.

Mặc dù có trí tuệ thiên tài nhưng Tô Lưu Dật vẫn chỉ là một đứa trẻ. Hơn nữa, nhiều năm tự học ở nhà, ít có thời gian đến trường và thường phải thay đổi môi trường do học vượt cấp, môi trường ở đại học vẫn quá choáng ngợp với Tô Lưu Dật.

Bước vào ký túc xá trường, cũng đồng nghĩa phải rời xa vòng tay bảo bọc bố mẹ từ sớm, lại không có bạn bè đồng trang lứa khiến Tô Lưu Dật thường xuyên cảm thấy chán nản và cô đơn. Vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, các bạn cùng lớp cũng không tiếp xúc hay giao lưu nhiều với cậu.

Bên cạnh đó, đang ở trong độ tuổi hiếu động, Tô Lưu Dật cũng tỏ ra là một đứa trẻ khá nghịch ngợm. Vì quá thông minh, mỗi lần lên lớp cậu đều phát hiện ra mình đã học hết những kiến thức mà giáo sư dạy, vậy nên Tô Lưu Dật lại dành thời gian rảnh trên giảng đường để chọc phá mọi người. Điều này gây nên rất nhiều phiền toái cho bạn bè trong lớp.

Thời gian trôi qua, Tô Lưu Dật ngày càng trở nên mất tập trung trong lớp học, có lúc lại ngủ quên ngay trên giảng đường và dường như không thích nghi được với cách truyền đạt kiến thức của giáo viên. Cuối cùng, chỉ sau một năm đại học, Tô Lưu Dật đã thôi học và xách cặp sách trở về quê hương

Mặc dù đã được bố mẹ dạy cho rất nhiều kiến thức từ khi còn tấm bé, nhưng vì chưa từng trải qua cuộc sống tập thể, Tô Lưu Dật vẫn còn rất nhiều điều phải học hỏi.

Đến khi lớn lên, suy nghĩ của Tô Lưu Dật cũng dần trưởng thành, nhưng trí tuệ thiên tài lại không còn phát triển nhanh chóng như xưa. Có xuất phát điểm nhanh hơn người khác gấp nhiều lần, Tô Lưu Dật luôn được kỳ vọng sẽ viết nên huyền thoại trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, hiện tại, thần đồng năm ấy lại trở về với cuộc sống bình thường, làm việc trong một Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ bình thường ở địa phương.

Rời bỏ hào quang quá khứ, hiện tại ở tuổi 25, Tô Lưu Dật làm việc trong Viện Nghiên cứu ở Trung Quốc. Cậu có cuộc sống bình thường như bao người khác. Giờ đây Tô Lưu Dật đã chững chạc, trưởng thành hơn, sống có mục đích và lý tưởng.

Nhiều người ca ngợi thần đồng, nhưng hầu hết chỉ quan tâm đến ánh hào quang của họ mà không nghĩ đến chuyện, sau khi rời xa tuổi thơ, liệu những "thần đồng" ấy có còn giữ được sự phi thường hay không.

Những đứa trẻ mang danh thần đồng thường được kỳ vọng rất cao và nhận sự đào tạo đặc biệt, như cách mà Tô Lưu Dật đã trải qua. Cậu nắm vững những kiến thức mà người khác phải mất hàng chục năm để học, rồi chứng minh giá trị của mình qua điểm số trong các kỳ thi. Nhưng khi thoát ra khỏi hệ thống giáo dục chú trọng thành tích, một thần đồng sẽ đi về đâu?

Tô Lưu Dật là một thiên tài, nhưng cũng là một bi kịch. Từ nhỏ, cậu không có cơ hội tận hưởng niềm vui tuổi thơ như những đứa trẻ khác, không có bạn bè đồng trang lứa. Cậu phải cạnh tranh trong một môi trường mà độ tuổi bị lệch hoàn toàn so với những người xung quanh, để rồi bị gắn mác "thần đồng" và cuối cùng trở thành một cỗ máy thi cử.

Sự trưởng thành của một đứa trẻ phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của cuộc sống. Bất kỳ hình thức "ép chín" nào cũng có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, thần đồng có thể được khen ngợi, nhưng không nên bị thần thánh hóa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022