Năm 1955, một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm kiếm hoa hậu đã diễn ra tại rạp Lido Chợ Lớn, Sài Gòn. Thí sinh đa phần đang sinh sống tại các tỉnh miền Nam.
Do trước đó Việt Nam chưa có cuộc thi người đẹp nào mang tên thi hoa hậu nên đây có thể được xem là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta. Người dành danh hiệu cao nhất năm ấy là Công Thị Nghĩa: Chiều cao 1.61m, số đo ba vòng 86-62-88, cân nặng 53 kg.
Dù chiều cao có phần khiêm tốn nhưng bù lại Công Thị Nghĩa sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời: Làn da trắng mịn, khuôn mặt thanh tú với lông mày cong vút, mắt buồn, môi mọng và sống mũi thẳng tắp. Vẻ đẹp của cô gái 23 tuổi khi đó đã khiến cánh mày râu chao đảo và xuất hiện trong nhiều bài thơ của thi sĩ Bùi Giáng.
Theo một số nhận định, bài thơ "Mắt buồn" là Bùi Giáng viết về Công Thị Nghĩa, sau này được Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc "Con mắt còn lại".
Những bức ảnh cũ còn lại của bà Công Thị Nghĩa - Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.
Hoa hậu từng làm nhà báo và có cuộc đời thăng trầm
Bà Công Thị Nghĩa sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản, người gốc làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội. Dưới bà có hai người em, một trai một gái. Năm 10 tuổi, cha bà được điều động vào Sài Gòn làm việc, cả gia đình sau đó cũng chuyển vào miền Nam sinh sống.
Dù tên thật là Công Thị Nghĩa nhưng hoa hậu đầu tiên của Việt Nam lại được biết đến với tên gọi Thu Trang nhiều hơn. Đây cũng chính là bút danh khi bà làm báo, sáng tác văn chương và nghiên cứu lịch sử.
Trong một lần được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi hoa hậu 1955, vài người quen biết trong ban tổ chức đã khuyên Thu Trang đi thi hoa hậu. Kết quả, bà đã đoạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi.
Cái duyên đi thi hoa hậu đến với bà một cách rất tình cờ. Năm 1954, Thu Trang viết báo với bút hiệu Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu... với đủ thể loại từ thơ đến truyện ngắn, truyện dài... Trong một lần được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi hoa hậu 1955, vài người quen biết trong ban tổ chức đã khuyên bà đi thi hoa hậu. Kết quả, bà đã đoạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi.
Từ đầu năm 1956, Thu Trang bước vào lĩnh vực điện ảnh với các vai diễn trong phim "Chúng tôi muốn sống" (đạo diễn Vĩnh Noãn), đóng vai Kiều Nguyệt Nga trong phim "Lục Vân Tiên" (đạo diễn Tống Ngọc Hạp). Cuộc đời bà cũng từ đây bước vào thăng trầm.
Năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp đem phim Lục Vân Tiên sang Nhật Bản lồng tiếng, âm nhạc và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á. Chuyến đi đó đã khiến bà trở thành tình nhân của Tống Ngọc Hạp và bà có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo.
Tiên Nguyễn - Rich kid xinh đẹp được tuyên dương vì ý thức trách nhiệm cộng đồng: Có chăng là kết quả của sự dạy dỗ thông thái mà bố mẹ cần uốn nắn từ nhỏ?
Trở về Việt Nam, Thu Trang chịu rất nhiều áp lực từ dư luận về việc làm tình nhân với một người đã có vợ. Bà sau đó vẫn quyết sinh con, đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên.
Sự nghiệp học tập rực rỡ ở trời Tây
Năm 1961, Thu Trang nhận được lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và quyết định chuyển đến đất nước này sinh sống. Tuy nhiên tại Pháp, bà không đóng phim nữa mà quyết định học tập chăm chỉ. Bà thi vào Đại học, chuyên ngành cao học lịch sử Phương Đông của Đại học Sorbone. Để có chi phí trang trải cuộc sống và việc học nơi xứ người, bà đi làm gia sư làm thông dịch viên tiếng Anh.
Năm 1978 bà trở thành Tiến sĩ Sử học tại Đại học Paris VII với đề tài "Những hoạt động của phan Châu Trinh" tại Pháp. Các nghiên cứu sử học về Phan Châu Trinh từ các văn khổ lưu trữ tại Pháp của thu Trang sau đó được in thành sách và tái bản tại Việt Nam.
Sau này, Thu Trang về nước nhiều lần giảng dạy ngành du lịch tại nhiều trường đại học. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ mình là Hoa hậu Thu Trang – Công Thị Nghĩa. Đồng nghiệp, sinh viên phần lớn chỉ biết bà như một vị tiến sĩ ở Pháp.