Một buổi sáng năng động và lành mạnh có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong hành trình giữ dáng và giảm cân. Tuy nhiên, nhiều người lại vô tình duy trì những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại âm thầm góp phần khiến cân nặng tăng không kiểm soát. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng phổ biến có thể khiến bạn "phát tướng" nếu không điều chỉnh kịp thời.

Bỏ bữa sáng- 'Kẻ thù' của quá trình trao đổi chất

1-1747532145-2019-1747533354.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fPMDcw_vNih-EA8fUL1V9Q

Bỏ bữa sáng làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn nhanh đói hơn.

Theo nghiên cứu đăng trên The American Journal of Clinical Nutrition, những người bỏ bữa sáng có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn vào cuối ngày và dễ bị rối loạn đường huyết. Việc nhịn ăn sáng khiến cơ thể rơi vào trạng thái "đói khẩn cấp", làm chậm quá trình trao đổi chất và kích thích tích trữ mỡ.

Chuyên gia dinh dưỡng Harvard, Tiến sĩ Frank Hu, cho biết: "Bữa sáng giàu protein và chất xơ có thể cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn".

Ăn sáng nhiều đường hoặc tinh bột tinh chế

Bắt đầu ngày mới với bánh ngọt, ngũ cốc đóng gói hoặc nước ép trái cây công nghiệp là một sai lầm phổ biến. Những loại thực phẩm này chứa lượng đường cao, làm đường huyết tăng vọt rồi tụt nhanh, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi chỉ sau 1-2 giờ.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients năm 2019 chỉ ra rằng chế độ ăn giàu đường vào buổi sáng có liên quan mật thiết đến tăng cân, rối loạn chuyển hóa và béo phì vùng bụng.

Không uống nước sau khi thức dậy

2-1747533072-4201-1747533354.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cnywLaKcNe46A50GEemnoQ

Uống nước ngay sau khi thức dậy giúp tỉnh táo, tăng cường trao đổi chất.

Sau một đêm dài, cơ thể mất nước qua mồ hôi và hô hấp. Việc không bổ sung nước ngay khi tỉnh dậy khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lầm tưởng khát là đói, dẫn đến ăn quá mức.

Tiến sĩ Dana Cohen - đồng tác giả cuốn Quench: Beat Fatigue, Drop Weight, and Heal Your Body Through the New Science of Optimum Hydration - khẳng định rằng: "Mất nước dù chỉ 1% cũng có thể làm giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trao đổi chất và gây cảm giác đói giả".

Thiếu vận động buổi sáng

Thức dậy và dành hàng giờ ngồi một chỗ (lướt mạng xã hội, ăn sáng, lái xe đến công sở...) khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ. Cơ thể không được "đánh thức" bằng hoạt động thể chất sẽ giảm hiệu quả đốt cháy calo cả ngày.

Nghiên cứu từ Journal of Physiology (2019) cho thấy việc tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp điều hòa nhịp sinh học, tăng cường oxy cho não và kích hoạt quá trình chuyển hóa chất béo ngay từ đầu ngày.

Cân mỗi sáng và để tâm lý bị ảnh hưởng

3-1747533119-7755-1747533354.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LM1qhSc69y9p0vCkTa7iGQ

Kiểm tra cân nặng mỗi sáng có thể gây tác dụng ngược, khiến bạn căng thẳng, dễ ăn uống theo cảm xúc.

Việc leo lên bàn cân mỗi sáng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Cân nặng dao động tự nhiên do hormone, lượng nước và chế độ ăn ngày hôm trước. Nếu bạn thấy con số tăng lên, tâm lý dễ bị ảnh hưởng, dẫn đến căng thẳng và ăn uống theo cảm xúc.

Theo Tiến sĩ Traci Mann - nhà tâm lý học tại Đại học Minnesota - sự ám ảnh với cân nặng có thể gây ra "hiệu ứng dội ngược", tức là càng kiểm soát thì càng dễ phá vỡ kỷ luật.

Lời khuyên từ chuyên gia: Làm gì để kiểm soát cân nặng hiệu quả ngay từ sáng sớm?

Thay vì bỏ bữa sáng hoặc ăn vội vàng, hãy lựa chọn một bữa ăn cân bằng với protein nạc (trứng, ức gà), chất xơ (rau xanh, yến mạch) và chất béo tốt (bơ, hạt chia). Uống một ly nước ấm ngay khi thức dậy để kích hoạt hệ tiêu hóa. Nếu có thể, hãy đi bộ 10-15 phút hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng để khởi động ngày mới.

Cuối cùng, hãy bỏ thói quen cân mỗi ngày. Thay vào đó, theo dõi sự tiến bộ bằng số đo cơ thể, ảnh chụp định kỳ hoặc mức năng lượng hằng ngày - đây mới là những chỉ số phản ánh đúng quá trình thay đổi vóc dáng của bạn.

Vienne (Theo Healthline)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022