Tọa đàm "Investor Day quý II/2024 - Đầu tư bản lĩnh như rồng" phát sóng lúc 8h30-11h ngày 20/7 trên báo điện tử VnExpress. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia Dragon Capital: bà Lương Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Quản lý tài sản khối trong nước, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn - Giám đốc Nghiệp vụ cấp cao lĩnh vực chứng khoán, bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng - Giám đốc Khối trái phiếu, ông Nguyễn Sang Lộc - Giám đốc Nghiệp vụ Quản lý danh mục, ông Đoàn Duy- Giám đốc Kinh doanh số.

Tọa đàm gồm bốn phần, đi từ bức tranh vĩ mô trong 6 tháng đầu năm cho đến những dấu mốc hoạt động nổi bật tại Dragon Capital. Nửa cuối chương trình, các chuyên gia đưa ra những dự báo về thị trường, từ đó gợi ý những chiến lược đầu tư hiệu quả - được ví von như công cụ giúp nhà đầu tư có thể "đầu tư bản lĩnh như rồng".

9ba68219-31f2-4159-b28c-28d08b-1632-3797-1721094683.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CB81Iuengglm67W_j_QiCA

Các chuyên gia tham dự tọa đàm ngày 20/7. Ảnh: NVCC

Investor Day là hoạt động duy trì hàng quý của Dragon Capital nhằm tạo sự kết nối, trao đổi trực tiếp giữa nhà đầu tư và ban điều hành quỹ. Tọa đàm cung cấp thêm góc nhìn về toàn ngành, các hoạt động đầu tư của quỹ. Thông qua hoạt động này, quỹ cũng giới thiệu những cải tiến, dịch vụ mới được ghi nhận và phát triển từ ý kiến đóng góp của nhà đầu tư, tăng trải nghiệm của khách hàng.

Nhìn lại thị trường trong 6 tháng đầu năm, các chuyên gia cho rằng áp lực lớn nhất của chứng khoán là sự giảm giá của VND so với USD, (giảm khoảng 4,7% từ đầu năm). Điều này có thể là lý do khiến khối ngoại liên tục bán ròng. Trên sàn HoSE, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra trong một năm qua, duy nhất tháng 1 ghi nhận sự mua vào. Tính từ tháng 8/2023, tổng quy mô khối ngoại rút trên HoSE gần 65.000 tỷ đồng, riêng từ đầu năm 2024 đến nay là 46.000 tỷ (tương đương 1,6 tỷ USD). Áp lực bán ròng của khối ngoại cũng là một phần nguyên nhân khiến VN-Index chưa thoát được vùng 1.200-1.300 điểm.

pexels-yankrukov-7691749-1570-1721091963.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ffb2oEnVHHGUqJyMiwOh2Q

Nhà đầu tư theo dõi thị trường. Ảnh: Pexels

Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, trở thành bệ đỡ cho chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Các yếu tố về lãi suất và điều chỉnh về luật đã giúp thị trường chứng khoán duy trì ổn định bất chấp những "cơn gió ngược" về tỷ giá khiến khối ngoại bán ròng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong quý II tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý thứ 11 liên tiếp tăng trưởng. Số liệu GDP quý 1 được điều chỉnh tăng lên 5,9% từ mức 5,7% trước đó, dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng là là 6,4%. Con số này vượt kỳ vọng đặt ra.

Từ góc độ chính sách, Việt Nam đang duy trì lãi suất ổn định. Lãi suất cho vay phần lớn không thay đổi kể từ cuối năm 2023, dù lãi suất tiền gửi tăng khoảng 50-100 điểm cơ bản ở các kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra, các đợt giảm thuế và phí đang diễn ra. Kết hợp với việc tăng 30% lương cơ bản cho công chức nhà nước và tăng 6% lương tối thiểu, sức mua hiện tại và nửa cuối năm có thể tăng lên.

Những tác động từ kinh tế vĩ mô giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn chung ghi nhận gam màu sáng. Đi qua giai đoạn điều chỉnh ngắn trong tháng 4 và giảm 1,3% trong tháng 6, chỉ số VN-Index vẫn tăng trưởng tích cực 10,2% từ đầu năm.

Đi qua những biến động nửa đầu năm, diễn biến nền kinh tế trong những tháng còn lại của 2024 vẫn khó đoán định. Trong bối cảnh đó, các phân tích và kịch bản gợi ý bởi chuyên gia từ Dragon Capital giúp nhà đầu tư hiểu thêm về bức tranh thị trường và ý nghĩa của đầu tư dài hạn để vượt qua các biến động.

Độc giả, nhà đầu tư có thể gửi câu hỏi để chuyên gia giải đáp trong suốt phần tọa đàm được phát trực tuyến trên Fanpage và báo điện tử VnExpress.

Linh Lam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022