Việc học xuống dốc không phanh

Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, nếu không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy.

photo-1-1504691209034.jpg

Việc làm thêm chỉ nên là khoảng thời gian bạn tranh thủ sau khi đã thu xếp ổn thỏa việc học. Nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn. Đừng vì ham một chút chi phí kiếm được từ việc làm thêm mà bỏ bê, chểnh mảng việc học.

Quá ham làm thêm - lợi bất cập hại

Cái gì cũng có tính hai mặt của nó cả, việc đi làm thêm cũng vậy. Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc làm thêm như: đây là cơ hội cho các bạn trải nghiệm thêm về cuộc sống và có thêm những cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, khả năng của bản thân. Tuy nhiên, khi làm thêm là lựa chọn ưu tiên, công việc chính trong những năm tháng trên giảng đường thì bạn cần thực sự nghiêm túc xem xét lại!

Vì suy cho cùng, đây chỉ là công việc ngắn hạn, tạm thời của bạn. Nếu bỏ dở học hành vì nó thì bạn sẽ mất cơ hội nâng cao tri thức đồng thời là cơ hội tìm kiếm một công việc ổn định, lâu dài trong tương lai. Bên cạnh đó, sa đà vào việc làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Bởi vì việc đi làm thêm đòi hỏi cường độ lao động của bạn rất cao đôi khi nó vắt kiệt sức lao động của các bạn. Làm việc liên tục trong thời gian dài sau đó còn phải lên lớp khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải, không còn tâm trí học hành.

Vậy làm thế nào để việc làm thêm không ảnh hưởng đến học tập?

photo-1-1504691255005.jpg

Cần xác định rõ đâu là mục tiêu quan trọng của bạn. Học hay đi làm thêm? Bản thân mỗi sinh viên cần phải xác định rõ cái nào quan trọng hơn, cần được ưu tiên, chỉ như thế mới cân bằng được giữa việc học và làm.

Chọn công việc không mất quá nhiều thời gian: Những công việc bạn có thể tham khảo như: gia sư, cộng tác viên cho một trang tin, tạp chí nào đó hoặc có thể tranh thủ những ngày cuối tuần làm hướng dẫn viên du lịch nếu bạn học chuyên ngành ngoại ngữ… Những công việc này, thời gian làm không quá nhiều mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa.

Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện: Chỉ có như vậy, bạn mới có thể thực hiện được từng phần việc một và hoàn thành mọi việc đúng deadline nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022