Các bộ phận của cây đu đủ đều được dùng làm thực phẩm, thuốc, tốt cho sức khỏe con người.

Quả đu đủ là trái cây quen thuộc, giàu kali, vitamin C, vitamin A. Quả chín hay xanh đều ăn được, tốt cho tiêu hóa. Trong Đông y, đu đủ được cho là có tác dụng tiêu thực.

Lá đu đủ được dùng làm thuốc kích thích cơ quan tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng. Lá bánh tẻ nấu nước uống trong ngày chống đầy hơi, khó tiêu. Người dân dùng lá non làm rau ăn, nấu canh.

Hoa đu đủ đực dùng nấu canh, xào ăn, phơi khô uống quanh năm.

du-du.jpgHoa đu đủ khô ngâm mật ong, dùng hằng ngày. Ảnh: My Nguyễn.

Trong dân gian, hoa đu đủ đực có mặt trong các bài thuốc khác nhau. Các chất dinh dưỡng như vitamin, beta-carotene, sắt, lycopene, axit gallic, flavonoid, polyphenol ngăn ngừa gốc tự do, nâng cao đề kháng, phòng bệnh ung thư, tăng cường tuần hoàn máu lên não.

Hoa còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tại chỗ đối với cơ quan hô hấp trên. 

Cách dùng

Bạn lấy hoa phơi khô hoặc sấy. Lưu ý, không phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời. Hoa khô có thể dùng để pha như trà uống trong ngày. 

Cách làm khác, bạn lấy hoa khô hoặc tươi ngâm với mật ong. Hoa rửa sạch, để ráo nước và cho vào lọ, đổ mật ong ngập và đóng kín nắp để ở nhiệt độ phòng. Ngâm trong thời gian từ 2-3 tháng.

Hằng ngày, bạn lấy mật này pha với nước ấm sử dụng vào buổi sáng. Thức uống này giúp tăng cường sức khỏe, tăng nhu động ruột, hạ đường huyết.

Ngoài ra, bạn có thể dùng hoa tươi hấp đường phèn, mật ong chữa ho dùng trong ngày.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoa đu đủ đực có giá trị chống ung thư trên động vật. Việc sử dụng loại dược liệu này để phòng bệnh ung thư trên người chưa được thử nghiệm rõ ràng.

Tôi cho rằng cần các nghiên cứu tiếp theo để kết luận hoa này có khả năng chữa, giảm thiểu tế bào ác tính và sử dụng trong các bệnh ung thư khác nhau hay không.

Loại dược liệu này tốt nhưng trẻ em dưới 1 tuổi phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng. Người đang muốn có con cũng cần lưu ý vì các chất trong hoa ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh.

Ngoài ra, bạn không dùng chung hoa và rễ của cây trong cùng một bài thuốc vì có thể gây nôn ói, khó chịu, ngộ độc.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về Đông y, bác sĩ để sử dụng hoa đu đủ đực được tốt nhất. 

du-du.jpg?width=150Ăn ngon
Những ai không nên ăn đu đủ chín?

Theo VietNamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022