EQ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ em. Nó không chỉ đóng góp vào khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân mà còn giúp trẻ em tương tác xã hội một cách hiệu quả.

Trẻ em có EQ cao thường dễ dàng thích nghi với môi trường mới, xây dựng mối quan hệ lành mạnh với mọi người và có kỹ năng giải quyết xung đột tốt hơn.

Về lâu dài, EQ cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong học thuật và nghề nghiệp. Nó giúp trẻ nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó phát huy và cải thiện bản thân một cách có chủ đích.

Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng EQ có thể là một dự báo mạnh mẽ cho sự thành công trong tương lai hơn cả IQ.

Việc nhận biết và quản lý cảm xúc không chỉ giúp trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh về mặt tinh thần mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân trong tương lai.

eq3-1724231959633201624939.jpg

Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Ảnh minh họa

Dưới đây là 5 câu nói mà trẻ EQ thường xuyên sử dụng, nhưng nhiều phụ huynh đôi khi lại không để ý.

1. "Bố/Mẹ có mệt không?"

Những trẻ EQ cao thường có sự đồng cảm, tức là chúng có thể phát hiện ra những trạng thái bất thường ở người khác. Nếu bố tăng ca về muộn, trẻ sẽ hỏi: "Hôm nay bố đi làm có mệt không? Có vất vả lắm không?". Nếu thấy mẹ đổ mồ hôi khi dọn dẹp, trẻ sẽ hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có khát nước không? Mẹ có mệt? Con sẽ phụ giúp mẹ".

Những đứa trẻ biết hỏi han "Bố mẹ có khỏe không?" "Bố mẹ có mệt không?" chắc chắn khi lớn lên sẽ có EQ cao và nhìn chung sẽ giữ được mối quan hệ rất hòa đồng với người khác.

2. "Mình có thể giúp gì cho bạn?"

Hầu hết những đứa trẻ hay nói câu này đều vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những đứa trẻ như vậy rất dễ hòa nhập với tập thể và rất được mọi người yêu mến, cha mẹ không phải lo lắng về vấn đề giao tiếp của con cái.

Cũng đừng lo lắng nếu con bạn ít nói câu này, bởi bạn có thể hướng dẫn trẻ từ từ, khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn. Dần dần trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và thấy mình học thêm được nhiều điều. Lúc này, trẻ sẽ tự nguyện giơ tay giúp đỡ người khác.

eq2-17242319226301814231057.jpg

Trẻ EQ cao thường sẵn sàng giúp đỡ người khác. Ảnh minh họa

3. Cảm ơn vì đã giúp con

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách cư xử và giao tiếp tốt với người khác. Nhờ vậy, chúng tạo ra những tương tác lành mạnh và tích cực trong cuộc sống, giúp ích cho cuộc sống cá nhân và sự nghiệp tương lai. Biểu hiện rõ nét nhất của trẻ có EQ cao trong cư xử là biết nói lời "cảm ơn" với mọi người đúng thời điểm.

Tuy "cảm ơn" chỉ là một câu nói lịch sự nhưng sự khác biệt giữa việc nói và không nói là rất lớn. Khi trẻ biết nói cảm ơn, điều này không chỉ phản ánh việc trẻ được giáo dục tốt mà người khác cũng sẽ sẵn lòng giúp trẻ hơn.

4. "Con tự làm được, con không sao"

Những đứa trẻ có EQ cao sẽ cân nhắc cảm xúc của người khác khi gặp chuyện gì đó, nói chung những gì chúng cảm thấy mình có thể chịu đựng được thì chúng sẽ chịu đựng.

Một em bé 5 tuổi vô tình bị ngã làm đầu gối bị xước. Khi mẹ đến đón, mẹ muốn bế bé để bé đỡ đau chân nhưng bé từ chối: "Con không sao, con làm được, mẹ đeo cặp cho con đã nặng lắm rồi".

eq1-17242319226241767097853.jpg

Những đứa trẻ có EQ cao sẽ cân nhắc cảm xúc của người khác khi gặp chuyện gì đó. Ảnh minh họa

5. "Mình có đề nghị là..."

Nếu trẻ học nói được câu "Mình có đề nghị là"/ Ý kiến của mình là..." có nghĩa là trẻ rất thông minh và có chính kiến. Cha mẹ nên khuyến khích con sử dụng mẫu câu này để giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và dũng cảm bày tỏ ý tưởng của mình. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc trau dồi và nâng cao EQ của trẻ.

EQ là chỉ số có thể cải thiện được. Vì thế, cha mẹ cũng không cần quá nóng vội nếu con không nói những câu nói trên.

Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia về tâm lý vị thành niên cho biết để nâng cao chỉ số EQ cho trẻ, trước hết cha mẹ cần dạy con cách đối phó với những cảm xúc của mình. Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý.

Ví dụ, khi trẻ đang khóc hãy đồng cảm xúc buồn bã của chúng: "Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?" Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng "Ừ", "Ồ" và "xin lỗi" khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.

Lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất đối với một đứa trẻ có EQ cao. Chỉ có lạc quan mới giúp trẻ đối mặt với mọi vấn đề một cách chủ động, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Chuyên gia Lý Mai Cẩn đưa ra lời khuyên để trau dồi thái độ lạc quan của trẻ bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng.

Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego đều đang buồn ngủ đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con tự tin đối mặt với khó khăn.

Việc rèn luyện và nâng cao chỉ số EQ cho trẻ là một hành trình dài. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận chắc chắn trẻ sẽ có những bước tiến.

noi-loan1-17237124700481876505214-0-0-447-715-crop-17237124768731732444018.jpgCon 'nổi loạn vị thành niên' vì cha mẹ lặp đi lặp lại 6 hành vi này

GĐXH - Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ không nghe lời, luôn có chủ kiến của mình và coi lời nói của bố mẹ như gió thoảng qua tai. Nhưng họ không biết chính mình lại là nguồn gốc vấn đề.

hoc3-17235491944881768140649-0-0-400-640-crop-17235492011491916832997.jpgĐại học Harvard: 4 thói quen thường xuyên của cha mẹ 'huỷ diệt' chỉ số IQ của con

GĐXH - Trong nhiều gia đình, cha mẹ đặt kỳ vọng rất lớn vào con cái nhưng lại không biết rằng một số hành động và thói quen của mình đang vô tình gây sụt giảm chỉ số thông minh của đứa trẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022