Các bậc phụ huynh ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc sống của con cái. Họ gọi điện cho con nhiều lần trong ngày rồi can thiệp bất cứ khi nào có vấn đề khó khăn xảy ra.

Thay vì giúp đỡ, hỗ trợ cho trẻ, sự bao bọc, can thiệp quá mức của cha mẹ lại gây hại cho trẻ, tước đi cơ hội để trẻ tự lập, tự thích nghi, khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định… của trẻ. Về lâu dài, sẽ tạo ra một thế hệ có tư tưởng ỷ lại, không có khả năng sống độc lập và không biết tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang là một phụ huynh chăm sóc con thái quá:

1. Hỗ trợ con quá mức

Biểu hiện đầu tiên là cha mẹ, có thể với mục đích tốt, hỗ trợ con quá mức trong các nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn. Điều này có thể khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng thiết yếu.

Theo chuyên gia, điều này còn liên quan tới sự đáp ứng tình cảm một cách quá mức mà cha mẹ dành cho con. Nó được thể hiện ở mức độ yêu thương, chăm sóc, tình cảm và lời khen ngợi mà cha mẹ dành cho con cái vượt mức độ cần thiết.

Khi được khen ngợi thái quá, trẻ sẽ không quen với bất kỳ lời chỉ trích mang tính xây dựng nào, thậm chí luôn cần tới lời khen ngợi, trấn an đó thường xuyên.

Locke, tác giả của cuốn The Bonsai Child, sử dụng phép so sánh việc chăm nuôi cây cảnh bonsai để mô tả cách nuôi dạy một đứa trẻ trong một môi trường được bảo vệ quá mức, khiến chúng không thể đối phó tốt trong thế giới thực.

Một cách để kiểm tra xem bạn có đang làm quá nhiều điều cho con mình với tư cách là cha mẹ hay không là xem xét xem trẻ và những em bé cùng độ tuổi khác có sự tương đồng kỹ năng hay không. Ví dụ, nếu bạn thấy tất cả những đứa trẻ khác có thể đi cắm trại ở trường trong khi con bạn không thể, thì đó là một dấu hiệu đỏ cho thấy bạn đang chăm nuôi con thái quá.

cha-me3-1724146337159311300932.jpg

Hỗ trợ con quá mức trong các nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn có thể khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng thiết yếu. Ảnh minh họa

2. Tham gia vào mọi vấn đề của con

Thay vì để con tự rút ra bài học từ những sai lầm, những phụ huynh quan tâm con thái quá hay tham gia vào việc bảo vệ con bất kể tình huống nào.

Giả dụ như, khi con gặp khúc mắc trong mối quan hệ với bạn bè, thày cô giáo thì bạn nói chuyện với những người đó để xử lý giúp con, dù con có thể tự lo được; hoặc khi con bạn tức giận vì thua trong trò chơi thì bạn lại giả vờ thua để con chiến thắng…

3. Điều khiển người khác

Cha mẹ chăm con thái quá thường phàn nàn, đấu tranh với người khác về những hành động họ cho là gây ảnh hưởng đến con.

Ví dụ, khi con tham gia một trận bóng, họ sẽ ngồi ở hàng ghế đầu tiên và sẵn sàng "nổi đóa" với huấn luyện viên vì không cho con ra sân đủ nhiều, chỉ trích chiến thuật thi đấu, hay thậm chí buông lời xúc phạm trọng tài vì những quyết định không theo ý mình.

Hành động này tưởng chừng vì lợi ích của con nhưng thực tế phụ huynh đang biến đam mê của trẻ hành gánh nặng và nỗi phiền toái cho những người xung quanh.

4. Giúp con quá nhiều trong việc làm bài tập về nhà

Thỉnh thoảng giúp con giải quyết bài tập về nhà là cần thiết, nhưng giúp đỡ con quá nhiều hay làm bài giúp con cũng có thể gây hại cho trẻ. Cụ thể, khả năng tự học của trẻ sẽ bị suy giảm. Trẻ không tìm được động lực để hoàn thành bài ở trường khi không có sự giúp đỡ.

cha-me1-1724146337023293387637.jpg

Thỉnh thoảng giúp con giải quyết bài tập về nhà là cần thiết, nhưng giúp đỡ con quá nhiều hay làm bài giúp con cũng có thể gây hại cho trẻ. Ảnh minh họa

5. Không để con làm việc nhà

Với kiểu cha mẹ chăm sóc con thái quá, để con cái làm việc nhà là điều cấm kỵ.

Họ nghĩ rằng con chưa đủ tuổi để làm việc nhà dù đã 15 tuổi hoặc trẻ đã quá mệt mỏi với một ngày học dài ở trường. Vì vậy, họ sẵn sàng làm mọi thứ cho con, từ nấu ăn đến dọn dẹp và giặt giũ.

Hầu hết trẻ em sẽ vui vẻ khi không phải làm việc, nhưng có thể chúng sẽ gặp khó khăn khi trưởng thành, không biết tự chăm sóc bản thân và hoàn thành các công việc cơ bản.

6. Ám ảnh về vệ sinh và sức khỏe

Một biểu hiện ít phổ biến hơn của việc quan tâm con thái quá là xu hướng đề phòng vi khuẩn vi trùng quá mức bình thường.

Không cho con nghịch bẩn, luôn giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ nắng nóng hay gió lạnh, ủ ấm cho trẻ quá mức, thậm chí cha mẹ sẵn sàng chạy theo con với chiếc khăn trên tay để lau mồ hôi cho trẻ vì chỉ sợ con bị ốm cũng là dấu hiệu của việc chăm con thái quá.

7. Tin tất cả những gì trẻ nói

Tin rằng tất cả những gì một đứa trẻ nói cũng có thể trở thành một vấn đề, Locke chỉ ra.

Ví dụ, khi con bạn về nhà và nói rằng bạn học đã bắt nạt mình, cô giáo đối xử bất công với mình, cha mẹ có xu hướng tin con hơn những người khác.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Judith Locke (Mỹ), các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng mỗi khi con nói dối.

Bà nhận định: "Ở một mức độ nhất định, nói dối ở trẻ em thực sự là sự phát triển của kỹ năng linh hoạt, nhằm thay đổi sự thật, làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh mà trẻ rơi vào".

Do đó, trong tình huống này, cha mẹ nên bình tĩnh để có cái nhìn khách quan với mọi vấn đề.

8. Coi con như đứa trẻ

Đối với cha mẹ, con cái dù trưởng thành vẫn luôn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ chăm con thái quá không chỉ nhìn con như những đứa trẻ mà đối xử với chúng cũng như vậy.

Dù con đã lớn, họ vẫn chăm chút con từng li từng tý như thể những đứa trẻ chưa tự làm được. Điều này khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, kiêu ngạo, coi việc mình được phục vụ là đương nhiên, lười biếng và thụ động.

noi-loan1-17237124700481876505214-0-0-447-715-crop-17237124768731732444018.jpgCon 'nổi loạn vị thành niên' vì cha mẹ lặp đi lặp lại 6 hành vi này

GĐXH - Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ không nghe lời, luôn có chủ kiến của mình và coi lời nói của bố mẹ như gió thoảng qua tai. Nhưng họ không biết chính mình lại là nguồn gốc vấn đề.

an-bam2-17236256769171238726851-28-0-453-680-crop-1723625686561420246768.jpgCon 40 tuổi vẫn ỷ lại, ăn bám, không thể tự lập vì được cha mẹ già bao bọc

GĐXH - Người con vẫn được mẹ nấu ăn sáng, chi trả toàn bộ phí sinh hoạt. Không những vậy, họ còn được bố mẹ dọn dẹp phòng ngủ, giặt giũ quần áo.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022