Trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một video ghi lại khung cảnh náo loạn trong một đám cưới, nơi mà có tới 2 cô dâu đã xuất hiện. Được biết, hôn lễ này được tổ chức tại thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Từ đoạn clip có thể nhìn thấy, hai cô dâu mặc trang phục cưới đỏ truyền thống đang ra sức tranh giành chú rể. Cô gái có dáng người tròn trịa hơn chính là bạn gái cũ của chú rể đến làm náo loạn đám cưới để giành lại vị hôn phu của đời mình.

chu-re2-17237136986681285077554.jpg

Cô gái (phải) mặc lễ phục y hệt cô dâu thật tới phá đám hôn lễ.

Tại hôn lễ, cô gái liên tục chỉ trích chú rể là kẻ vong nghĩa bạc tình. Theo lời của cô ta, hai người đã ra mắt gia đình đôi bên, đám cưới cũng đang trong quá trình sắp xếp, nhưng cuối cùng anh lại đi lấy người khác.

Người phụ nữ đến náo loạn hôn lễ này chính là bạn gái cũ của chú rể. Hai người vốn hẹn hò với nhau 5 năm trời, tình cảm sâu đậm. Tuy nhiên đến khi hai người tính đến chuyện cưới xin, gia đình cô dâu đòi sính lễ lên đến 600.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng).

Vì gia cảnh nghèo khó, chú rể không thể đáp ứng được số tiền quá lớn này nên đôi bên xảy ra xích mích, cãi vã. Cuối cùng, cô gái đưa ra thỏa thuận đanh thép là cô sẽ đợi anh trong vòng 3 tháng, bạn trai cần lo cho xong đủ tiền sính lễ, nếu không được thì chia tay.

Sau đó, chàng trai nhanh chóng có người yêu mới và cả hai quyết định kết hôn. Khi biết tin bạn trai cũ sắp lấy người khác, cô gái không cam tâm từ bỏ nên đến tận nhà anh để phá đám.

Chướng mắt trước hành động của cô gái, bố chú rể tiến lên nói: "Con dâu tôi tới cửa rồi, cô buông tha cho con trai tôi đi. Con dâu tôi rất tốt, xuất thân trong gia đình tử tế. Nhà chúng tôi nghèo, không chi trả nổi 600.00 tệ của nhà cô đâu".

Nghe vậy, cô gái vẫn lập tức lấy ra một chiếc túi vải đỏ, bên trong chứa rất nhiều tiền. "Bây giờ em không cần tiền quà cưới nữa, em sẽ đưa tiền cho anh, giờ em sẽ đưa cho anh 600.000 tệ", cô vừa khóc vừa nói rồi dúi túi tiền vào tay chú rể.

Dù được bạn gái cũ đưa rất nhiều tiền nhưng chú rể vẫn một mực từ chối. "Anh sắp cưới rồi, em đưa tiền cho anh là có ý gì?", chú rể hỏi.

chu-re1-1723713698660706142740.jpg

Cô gái bị bố chú rể nói cho á khẩu.

Lúc này, cô gái lại dọa: "Em có thai rồi, em đang mang thai con của anh, anh không thể đi lấy người khác được", cô bạn gái cũ nói.

Tuy nhiên, cô nhanh chóng bị bố của chú rể "tạt cho gáo nước lạnh: "Chia tay được 2 năm rồi, sao mà có thai được?". Câu nói khiến cô gái á khẩu, không thể nói thêm gì được nữa.

Sau đó, chú rể đã kéo cô dâu vào nhà làm lễ, bỏ lại bạn gái cũ đầm đìa trong nước mắt. Cô gái chỉ đành ê chề bỏ về để bạn trai cũ cưới cô gái khác làm vợ.

Gánh nặng sính lễ khiến nhiều nam giới Trung Quốc không dám kết hôn

Khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm, các quan chức đang tìm cách xóa bỏ hủ tục về sính lễ để thúc đẩy tỷ lệ kết hôn vốn đang ở mức thấp.

Các khoản chi cho một đám cưới đã tăng chóng mặt ở Trung Quốc những năm gần đây - trung bình tới 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến việc kết hôn ngày càng trở thành gánh nặng. Các khoản thanh toán thường do bố mẹ chú rể chi trả.

Truyền thống này đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng của người dân. Những người có trình độ học vấn cao hơn, đặc biệt là ở các thành phố, coi việc thách cưới cao là tàn dư của chế độ gia trưởng, coi phụ nữ như tài sản để mua bán.

chu-re3-17237136986751817571020.jpg

Chuẩn bị sính lễ là một tập tục ở Trung Quốc nhưng ngày càng trở thành gánh nặng đối với gia đình nhà trai. (Nguồn: Shutterstock)

Ở các vùng nông thôn, nơi phong tục này có xu hướng phổ biến hơn, việc đòi sính lễ cao cũng dần bị phản đối do nó trở thành gánh nặng với những nông dân nghèo, những người phải tiết kiệm thu nhập trong vài năm hoặc phải vay nợ để tổ chức đám cưới cho con trai.

Trong suốt 4 thập kỷ áp dụng chính sách một con, các bậc cha mẹ thường thích đẻ con trai hơn, dẫn đến tỷ lệ giới tính chênh lệch và khiến sự cạnh tranh để cưới vợ ngày càng gay gắt tại Trung Quốc.

Sự mất cân bằng thể hiện rõ nhất ở khu vực nông thôn, nơi hiện nay số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 19 triệu người.

Nhiều phụ nữ nông thôn thích kết hôn với đàn ông ở thành phố để có thể đăng ký hộ khẩu ở thành thị, giúp họ tiếp cận được dịch vụ giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Đàn ông ở khu vực nông thôn phải trả nhiều tiền hơn để kết hôn vì gia đình người phụ nữ muốn có sự đảm bảo chắc chắn rằng họ có thể chu cấp cho con gái mình, việc có thể khiến họ lún sâu hơn vào nghèo đói.

Yuying Tong, giáo sư xã hội học tại Đại học Trung văn Hong Kong, cho biết: "Điều này đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Cha mẹ tiêu hết tiền bạc và phá sản chỉ để tìm vợ cho con trai."

Liu Guoying, 58 tuổi, một bà mối ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây, nơi nổi tiếng với tiền thách cưới có thể vượt quá 50.000 USD, cho biết khi ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc trì hoãn hoặc tránh kết hôn, kỳ vọng của cha mẹ họ về khoản sính lễ cũng thay đổi.

Cô cho biết các bậc cha mẹ mong muốn tạo điều kiện cho cuộc hôn nhân khởi đầu suôn sẻ đang có xu hướng tặng khoản tiền sính lễ cho các cặp vợ chồng mới cưới như của hồi môn.

Một thế hệ phụ nữ mới có trình độ học vấn cao hơn cha mẹ họ cũng có thể đóng vai trò trong việc thay đổi thái độ xung quanh vấn đề này.

Một cuộc khảo sát năm 2020 với khoảng 2.000 người ở Trung Quốc cho thấy các cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao ít đòi sính lễ hơn vì tin rằng chỉ cần yêu nhau là đủ.

Nhưng ngay cả đối với những phụ nữ như Luki Chan, 27 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, cơ hội mà mẹ cô chưa bao giờ có được, việc thoát khỏi áp lực từ truyền thống quê hương có thể là điều khó khăn.

Mẹ cô dự tính sẽ đòi ít nhất 14.000 USD tiền sính lễ khi Chan kết hôn, như một khoản hoàn trả cho số tiền bố mẹ đã chi cho việc học hành của cô.

phu-nu-thong-minh2-1723609374824876218888-0-512-1680-3200-crop-172360938389380450589.jpgĐàn ông thích yêu phụ nữ thông minh chỉ có... trên phim

GĐXH - Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, đàn ông ngại hẹn hò với phụ nữ thông minh...

an-bam2-17236256769171238726851-28-0-453-680-crop-1723625686561420246768.jpgCon 40 tuổi vẫn ỷ lại, ăn bám, không thể tự lập vì được cha mẹ già bao bọc

GĐXH - Người con vẫn được mẹ nấu ăn sáng, chi trả toàn bộ phí sinh hoạt. Không những vậy, họ còn được bố mẹ dọn dẹp phòng ngủ, giặt giũ quần áo.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022