Như chúng ta đã biết, súp lơ thuộc họ nhà cải, một loại rau rất giàu dinh dưỡng. Súp lơ có nhiều loại như súp lơ xanh, súp lơ tím, súp lơ trắng, trong đó súp lơ màu xanh phổ biến nhất. Súp lơ chứa hàm lượng vitamin A,C dồi dào cùng nhiều khoáng chất khác như kali, photpho, selen… Súp lơ cũng có hàm lượng glucoraphanin cao, đây là hợp chất chuyển đổi thành chất chống oxy hóa. Chất lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa stress, ngăn ngừa tổn thương tế bào mắt. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau họ nhà cải còn ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Dưới đây là cách luộc súp lơ xanh cực kỳ đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được:

Nguyên liệu và cách sơ chế

1 cây súp lơ xanh tươi; Muối; Nước vo gạo (nếu có).

Đầu tiên, chúng ta dùng dao tách từng bông súp lơ ra. Những bông nào to quá thì chẻ đôi ra cho vừa ăn. Phần cuống có thể cắt lấy đoạn non, sau đó tước bỏ vỏ rồi chẻ nhỏ. Cho súp lơ vào chậu nước muối loãng ngâm 20 phút. Côn trùng, sâu bọ thường ẩn sâu trong đầu súp lơ chính vì thế cần phải ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn chúng.

sup-lo-17236968328281981774188.jpg

Súp lơ thuộc họ nhà cải, một loại rau rất giàu dinh dưỡng.

Việc xối dưới vòi nước cũng khó loại bỏ được côn trùng. Sau đó, rửa lại rau với nước sạch rồi để ráo nước. Hoặc chúng ta có thể ngâm súp lơ trong nước vo gạo khoảng 10-15 phút (nếu có). Nước vo gạo có tính axit nhẹ, giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và bụi bẩn bám trên rau. Rửa lại súp lơ bằng nước sạch nhiều lần.

Trong quá trình sơ chế, hãy giữ lại cả lá, hoa và thân của súp lơ. Đối với phần thân, các chúng ta chỉ nên loại bỏ vỏ ngoài và gọt mỏng. Đối với lá, có thể bứt ra để giữ nguyên hoặc thái nhỏ. Đối với phần hoa súp lơ, hãy cắt nhỏ theo phần cọng bên dưới hoa. Tránh cắt trực tiếp vào phần bông súp lơ để tránh làm mất chất dinh dưỡng và làm giảm nguy cơ nát vụn. Khi chuẩn bị súp lơ xanh để luộc, hạn chế cắt quá nhỏ, kích thước cắt khoảng 4-5cm là lựa chọn phù hợp nhất.

Quá trình luộc súp lơ xanh đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến thời gian và nhiệt độ để đảm bảo rằng rau củ này được chín đều mà vẫn giữ được độ giòn và tươi ngon. Đối với phần thân súp lơ, chúng ta nên thả vào nước sôi và đun trong khoảng 2 phút trước khi thêm phần bông súp lơ và lá. Sau đó, tiếp tục đun trong 3 phút nữa cho đến khi súp lơ chín tới. Theo thời gian phù hợp là 5 phút cho thân và 3 phút cho bông súp lơ.

Lưu ý rằng, khi đun nước, có thể để lửa to để nước nhanh sôi, nhưng khi thả rau vào, cần điều chỉnh lửa về mức vừa và nhỏ để tránh mất chất dinh dưỡng do quá trình bay hơi. Sau khi súp lơ chín, hãy vớt ngay ra và đặt vào một bát nước có đá. Việc này giúp súp lơ giữ màu xanh tươi và độ giòn. Trước khi ăn, hãy vớt súp lơ ra khỏi nước đá và trình bày vào đĩa hoặc tô phù hợp để thưởng thức món súp lơ xanh giòn ngon.

Lợi ích của súp lơ

Trong súp lơ ẩn chứa hàm lượng folate và vitamin C cực kì dồi dào, đây là những thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

image-cach-nau-sup-lo-xanh-cac-mon-ngon-tu-sup-lo-xanh-164999893990042-17236969508031045482244.jpg

Quá trình luộc súp lơ xanh đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến thời gian và nhiệt độ, để đảm bảo rằng rau củ này được chín đều mà vẫn giữ được độ giòn và tươi ngon.

Một hệ miễn dịch mạnh mẽ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể tránh được những vi khuẩn có hại gây nên căn bệnh cảm cúm thông thường như đau đầu, ho, sổ mũi. Ngoài ra, bổ sung súp lơ hằng ngày cũng là một trong những phương pháp giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Bên cạnh đó, súp lơ còn giải quyết nhanh các vấn đề về táo bón, giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và "tống khứ" nhanh các chất thải ra khỏi cơ thể. Với 89.2mg vitamin C cùng 31mg vitamin A, loại rau này sẽ giúp cơ thể phòng chống lão hóa da, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa các tổn thương trên da do ánh nắng mặt trời và bụi bẩn ngoài môi trường.

Ngoài ra, chất hóa học glucoraphanin trong súp lơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, cho bạn làn da khỏe mạnh, sáng mịn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022