Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm. Nhưng các chuyên gia nhắc nhở rằng cách bạn nói chuyện với con mình và cách bạn làm gương cho con cái có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và độ kiên định của chúng. Tất cả những điều này đều sẽ ảnh hưởng đến thành công của chúng trong tương lai.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, muốn nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, thích nghi tốt, cha mẹ nên tránh những sai lầm nhất định để con có thể vượt qua thất bại, tiếp tục cố gắng và nỗ lực để đạt được thành công.

Theo các nhà tâm lý học và chuyên gia nuôi dạy con cái, dưới đây là 5 sai lầm cha mẹ nên tránh:

1. Đừng nuông chiều trẻ

Nuông chiều con cái quá mức sẽ khiến chúng khó phát triển những đặc điểm như khả năng phục hồi và sự kiên trì – những thứ có thể giúp chúng trưởng thành mà không bị sụp đổ vì áp lực. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ kiên cường thường có sự tự tin để đứng dậy sau thất bại và có thể tiếp tục chấp nhận những rủi ro cần thiết sau khi cân nhắc cẩn thận.

Esther Wojcicki - tác giả sách bán chạy nhất và chuyên gia nuôi dạy con cái nổi tiếng nói rằng bạn không cần phải quá khắt khe với con mình, hãy đặt ra những kỳ vọng hợp lý và buộc chúng phải chịu trách nhiệm.

Wojcicki nói với CNBC vào năm 2022 rằng, bạn có thể giúp trẻ học cách tự lập, tự động viện bản thân, bao gồm cả việc để chúng chịu trách nhiệm làm việc nhà mỗi ngày hoặc lựa chọn các hoạt động sau giờ học của riêng mình.

Vào thời điểm đó, bà viết: "Bạn càng tin tưởng rằng con mình có thể tự làm mọi việc thì chúng sẽ càng tự tin hơn".

download-2-1847-1724512147493-17245121481231798601368.jpg

Ảnh minh họa

2. Đừng phạt khi trẻ mắc lỗi

Nhà trị liệu tâm lý Amy Morin cho biết điều quan trọng là phải học cách phục hồi một cách lành mạnh sau thất bại. Trừng phạt trẻ khi phạm sai lầm có thể khiến chúng coi sai lầm của mình là điều gì đó đáng xấu hổ thay vì suy nghĩ chúng có thể học được gì từ những thất bại tạm thời đó.

Morin chỉ ra rằng vấn đề quan trọng là trẻ phải hiểu rằng chúng có thể học hỏi từ mọi sai lầm, để có thể xây dựng sự tự tin cần thiết để thành công vào lần sau. Bạn có thể chia sẻ với trẻ những câu chuyện về những thất bại mà bạn hoặc những người thành công khác gặp phải và cách mọi người vượt qua chúng.

Morin viết, "Những người thành công nhất là những người đạt được mục tiêu thông qua những thất bại trên đường đi".

"Những đứa trẻ có thể thành công khi lớn lên sẽ tập trung vào việc đã sai ở đâu, làm thế nào để sửa chữa. Chúng có tư duy phát triển và có thể biến thất bại thành kinh nghiệm học tập tích cực".

3. Đừng bi quan

Thế giới luôn đầy rẫy những thử thách và đôi khi bạn rất dễ rơi vào trạng thái bi quan. Nhưng nhà tâm lý học giáo dục và chuyên gia nuôi dạy con cái Michele Borba khuyên chúng ta nên luôn nhớ truyền lại niềm tin và thái độ của mình cho con cái.

Cô nói thêm rằng những đứa trẻ lạc quan có nhiều khả năng coi các rào cản là những trở ngại tạm thời có thể vượt qua.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu cực quá mức có thể khiến trẻ em và người lớn bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn hơn là nỗ lực tìm ra giải pháp. Vì vậy, lần tới khi bạn và con bạn trải qua những thất bại đáng buồn, Borba khuyên bạn nên giữ thái độ lạc quan.

"Chỉ cần bạn tiếp tục nói với con mình rằng chúng ta có thể làm được, chúng sẽ học được cách quản lý từ bạn mà bạn không cần phải giảng giải cặn kẽ", cô nói.

ba0ae0d8305a4e88b398311ff9492550-1848-1724512148635-17245121487491637135827.jpeg

Ảnh minh họa

4. Đừng thấy phiền khi trẻ hỏi nhiều

Đôi khi những câu hỏi của con bạn dường như không bao giờ kết thúc, "Đây là cái gì?"/ "Bố mẹ đang làm gì vậy?"… Ngay cả khi bạn muốn cầu xin con bạn im lặng, hãy cố gắng kiềm chế và khuyến khích sự tò mò của con mình. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ tò mò học được nhiều hơn và ghi nhớ những gì chúng học được.

Tác giả sách bán chạy nhất, Tiến sĩ Kumar Mehta từng chỉ ra: "Những người thành công nhất thường có cha mẹ coi việc học hỏi điều mới làm ưu tiên hàng đầu. Bởi vì những bậc cha mẹ này dạy con mình thỏa mãn trí tò mò nên họ sẽ nghiêm túc trả lời mọi câu hỏi của con cái".

5. Đừng phản ứng thái quá

Đôi khi vì lo lắng khi thấy con bị điểm kém hoặc tụt hậu so với bạn bè ở các lĩnh vực khác nhau mà bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, nhưng xin hãy nhớ, đó không phải tận thế.

Nhà tâm lý học phát triển Aliza Pressman chỉ ra rằng, nếu bạn biết tần suất con mình để ý, thậm chí là bắt chước những cảm xúc và hành vi của bạn nhiều thế nào, bạn sẽ thấy việc không nên quá lo lắng là điều cực kỳ quan trọng.

Nói chung, không có gì trong cuộc sống hàng ngày của con bạn là trường hợp khẩn cấp, Pressman, người đồng sáng lập Trung tâm Giáo dục Mount Sinai, cho biết.

Các nhà tâm lý học tin rằng sự lo lắng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ, có thể gây ra trầm cảm và các vấn đề khác, đồng thời tước đi động lực thành công và sự tự tin cần thiết để chịu đựng rủi ro ở trẻ.

Pressman khuyên bạn nên sử dụng những câu thần chú xoa dịu, chẳng hạn như tự nhủ "Tôi không hề bị thú dữ đuổi theo" để nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ có thể không đáng sợ như bạn vốn nghĩ.

Nguồn: CNBC, MSN

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022