Nhiều bậc cha mẹ hiếm khi để ý rằng, mọi câu nói chúng ta sử dụng với con cái đều có thể để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách và thái độ của trẻ đối với thế giới xung quanh.

Không có gì quan trọng hơn là khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc. Giữa bộn bề của công việc và cuộc sống, khi trở về nhà, đừng quên nói cho con biết rằng bố mẹ yêu chúng nhiều đến nhường nào. Sự yêu thương ấy thể hiện không chỉ ở hành động mà còn ở cả lời nói.

1. "Bố mẹ yêu con"

Lời yêu thương là chất xúc tác giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đi lên. Tất cả những ai được lắng nghe lời yêu từ đối phương đều cảm thấy hạnh phúc, và con cũng sẽ vui hơn nếu thường xuyên được bố mẹ nói như vậy.

Về sau này, trẻ sẽ hình thành thói quen và tới một lúc nào đó bạn sẽ ngạc nhiên khi một ngày con đáp lại "Con yêu bố mẹ lắm".

Khi bố mẹ thường xuyên nói yêu con, con sẽ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và câu nói đó còn cho con thấy chúng được coi trọng.

Tình yêu chắp cánh cho con lòng can đảm, sự trưởng thành, niềm tin và hy vọng, giúp con vượt qua những sai lầm và chữa lành những tổn thương con gặp phải, nó cũng tạo ra niềm vui cho con trong cuộc sống hàng ngày.

hanh-phuc1-17244891869781175581161.jpg

Khi bố mẹ thường xuyên nói yêu con, con sẽ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và câu nói đó còn cho con thấy chúng được coi trọng. Ảnh minh hoạ

2. "Dù có chuyện gì xảy ra, bố mẹ vẫn luôn ở bên con"

Đây là biểu hiện của tình yêu vô điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. Thứ tình yêu không đe dọa, không đánh đổi. Dù điểm thi của con có tốt hay không, bố mẹ vẫn sẽ yêu con. Dù con có năng khiếu học tập, năng khiếu thể thao,... hay không, bố mẹ vẫn luôn yêu con.

Bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường khôn lớn, trưởng thành.

Câu nói của cha mẹ sẽ tiếp thêm cho con sức mạnh, cho con hiểu rằng, con sẽ không bao giờ đơn độc trên cuộc đời này.

3. "Con hãy cứ là chính mình"

Trong hoàn cảnh nào con người cảm thấy thoải mái và hạnh phúc nhất? Tôi nghĩ rằng đó là thời điểm mà một người được cởi bỏ lớp ngụy trang, loại bỏ tất cả phòng ngự và trở về với con người thật của mình. Nói một cách đơn giản, một người chỉ hạnh phúc nhất khi được là chính mình.

Có rất nhiều bậc cha mẹ trong cuộc sống luôn có thói quen so sánh con mình với người khác, luôn thủ thỉ bên tai trẻ bằng những câu như: "Con không thể cố gắng hơn được à, con nhìn con nhà người ta xem", "Suốt ngày chỉ biết chơi, bạn A/ bạn B học giỏi thế, con thì sao?"...

Khi phải nghe những câu nói như vậy trong một thời gian dài, sự tự ti sẽ vô thức nảy sinh trong lòng trẻ. Và một người có lòng tự trọng thấp đương nhiên sẽ khó cảm nhận được hạnh phúc.

Làm cha mẹ, xin hãy nhớ rằng một người nếu muốn có cảm giác hạnh phúc thì điều đầu tiên là phải học được cách làm chính mình.

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, chúng ta phải khám phá thêm những điểm sáng của trẻ, khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, động viên trẻ "hãy là chính mình". Có như vậy, trong cuộc sống sau này, trẻ sẽ mạnh mẽ mà không kiêu căng và sẽ luôn bình yên, hạnh phúc.

4. "Bố mẹ tự hào về con"

Với những thành tích mà trẻ đạt được dù đó chỉ là phiếu bé ngoan ở trường hay làm bài được điểm tốt, hãy hào phóng lời khen ngợi với trẻ. Vì đó chính là cách để xây dựng niềm hạnh phúc cho con, để trẻ tin vào khả năng bản thân mình và tiếp tục với những thách thức lớn hơn sau này.

Để nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc, trẻ cần được khẳng định và thừa nhận. Chúng luôn mong muốn được hỗ trợ và ủng hộ vô điều kiện với mọi hành động chúng làm. Mặc dù có những việc bạn không hoàn toàn tán thành với cách con làm, song bố mẹ vẫn nên thể hiện sự tự hào về con, theo một cách nào đó, sáng tạo và chân thành nhất.

Tất nhiên, lời khen phải chân thực, không quá tâng bốc trẻ. Ví dụ như con đã làm được việc gì đó nhờ sự nỗ lực, hãy tán dương "Bố mẹ tự hào về con, con đã hoàn thành bài này vượt mong đợi và bố mẹ biết con đã rất cố gắng".

hanh-phuc2-1724489187015701039516.jpg

Khen ngời chính là cách để xây dựng niềm hạnh phúc cho con. Ảnh minh hoạ

5. "Mẹ cần con giúp, con rất đắc lực đấy"

Tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng. Nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ là để trẻ biết rằng mình quan trọng.

Tại sao các bà mẹ nội trợ lại dễ mắc các vấn đề tâm lý khác nhau, trong khi các bà mẹ đi làm lại không dễ gặp các vấn đề tâm lý? Lý do chính là các bà mẹ đi làm cảm thấy cần thiết và có cảm giác đạt được những thành công nhất định ở nơi làm việc.

Vì vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng ý thức này ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hãy để chúng làm việc nhà, sau đó khuyến khích con và nói với chúng rằng: Con rất quan trọng, rất đắc lực. Con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều!

6. "Bố mẹ biết con đã cố gắng hết sức rồi, không sao đâu"

Thông thường khi con cái làm bài kiểm tra không tốt hoặc thi trượt, cha mẹ hay tỏ ra tức giận, buộc tội hoặc la mắng chúng và hoàn toàn bỏ qua sự nỗ lực bao lâu nay của trẻ.

Là người có kinh nghiệm sống phong phú, cha mẹ nên hiểu rằng không phải mọi nỗ lực đều dẫn đến thành công, không phải cứ cố gắng là sẽ thu lại được kết quả, bởi trong cuộc sống mọi thứ là không thể đoán trước.

Thành công suy cho cùng là một quá trình cần sự tích lũy lâu dài. Nếu trẻ luôn chậm chạp, bạn cần kiên nhẫn hướng dẫn cho trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa thay đổi nhiều, đừng giục lấy giục để, điều này chỉ gây áp lực khiến trẻ càng làm càng loạn.

Thay vào đó, hãy nói với trẻ: "Bố mẹ biết con đã cố gắng hết sức rồi, không sao đâu con, cứ bình tĩnh", theo thời gian trôi, trẻ sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

Nếu lần này trẻ làm bài thi không tốt, hãy nói với trẻ: "Bố mẹ biết con đã rất chăm chỉ, tiếp tục cố gắng nhé", lần sau, có lẽ trẻ sẽ bắt kịp các bạn.

Ngược lại, nếu bạn hoàn toàn bỏ qua sự cống hiến và những nỗ lực chăm chỉ của trẻ mà chỉ chú ý đến kết quả, trẻ sẽ bị đả kích, sẽ thấy ấm ức và không được công nhận. Khi lớn lên, trẻ cũng sẽ chỉ biết theo đuổi kết quả mà không thể trải nghiệm được sự tốt đẹp của quá trình, từ đó khiến trẻ trở thành một người thiếu hạnh phúc.

noi-loan1-17237124700481876505214-0-0-447-715-crop-17237124768731732444018.jpgCon 'nổi loạn vị thành niên' vì cha mẹ lặp đi lặp lại 6 hành vi này

GĐXH - Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ không nghe lời, luôn có chủ kiến của mình và coi lời nói của bố mẹ như gió thoảng qua tai. Nhưng họ không biết chính mình lại là nguồn gốc vấn đề.

tri-nho2-17230194598551820975347-0-0-375-600-crop-1723019466190977128794.jpg8 cách cha mẹ có thể sử dụng để giúp con có trí nhớ tốt hơn, lớn lên dễ thành đứa trẻ xuất sắc

GĐXH - Những đứa trẻ luôn nằm trong top 3 của lớp ngay từ bậc tiểu học có thực sự nhờ vào IQ cao hay có điều gì đặc biệt? Trên thực tế, những đứa trẻ này có một điểm chung là đều có trí nhớ tốt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022