Tham gia AI4VNN năm nay, Tập đoàn FPT trình bày hai tham luận gồm "Phát triển và Triển khai AI Tạo sinh: Bài toán hạ tầng và ứng dụng" dẫn dắt bởi TS Trần Thế Trung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Phó Giám đốc Khối sản phẩm AI, FPT Smart Cloud và "Có nên tự chủ AI", trình bày bởi ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong tham dự Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam từ những năm đầu tiên với nhiều công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là AI.

a9f65fa8309df8c3a18c-163599897-1647-9744-1724235242.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=e14vtDpIPPMYVT7zOVuEqw

TS Trần Thế Trung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT Phó Giám đốc Khối sản phẩm AI, FPT Smart Cloud. Ảnh: FPT

Bên cạnh FPT, Viettel AI góp mặt tại AI4VN với phiên thảo luận "Ứng dụng AI trong tự động hóa thay thế các tác vụ truyền thống của con người", dưới sự trình bày của ông Lê Đăng Ngọc, Phó giám đốc Khối nền tảng Trí tuệ nhân tạo, Viettel AI. Doanh nghiệp này có tiền thân là Ban Dự án Quốc gia trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, thành lập từ năm 2014. Hiện, Viettel AI tiên phong, dẫn dắt lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Robotics và Digital Twin tại tập đoàn Viettel.

Với bài tham luận "Phát triển AI ‘Make in Vietnam’ với tầm nhìn quốc tế"", TS Lê Anh Văn, Giám đốc Nền tảng VNPT Generative AI, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp trong áp dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn.

Ngoài 3 bài tham luận trên, phần phát biểu của đại diện tập đoàn Vingroup, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData với chủ đề "Việt Nam và cơ hội bứt phá từ trí tuệ nhân tạo tạo sinh" cũng rất được mong chờ. Tham luận của GS Hà Văn sẽ chia sẻ thực tế phát triển và ứng dụng AI tại doanh nghiệp cũng như những gợi ý, đề xuất để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ công nghệ AI vào phát triển kinh tế, xã hội. "VinBigdata đã xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật", ông nói.

GS-Vu-Ha-Van-VnE-5690-15662053-4265-6928-1724235243.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Hq4Zi8_QSE_GjgJisyrtCA

GS Vũ Hà Văn. Ảnh: Tùng Đỗ

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm nay cũng ghi nhận sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi công nghệ lớn thế giới với nhiều phiên tham luận chủ đề xoay quanh việc ứng dụng AI vào thực tế. Trong đó, Google với đại diện là ông Marc Woo, Giám đốc điều hành Google phụ trách thị trường Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương sẽ chia sẻ "AI tạo sinh và các xu hướng nổi bật trong 2024". Ông Marc Woo là một trong những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm tại Google, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và thực hiện chiến lược kinh doanh, xây dựng quan hệ đối tác cho các sản phẩm của Google và giới thiệu các sáng kiến hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.

Meta – công ty mẹ của Facebook tham dự AI4VN 2024 với đại diện là bà Kim Hee-Eun - Giám đốc phụ trách Chính sách Cạnh tranh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tập đoàn Meta. Tại sự kiện, bà sẽ dẫn dắt tham luận với chủ đề "Tác động xã hội của Trí tuệ nhân tạo", thông qua những kinh nghiệm vận hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Meta gần đây nỗ lực tăng hiện diện tại Đông Nam Á. Ông Kishore Parthasarathy - Giám đốc Marketing khu vực Đông Nam Á tại Meta đánh giá thị trường này "đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn".

Đại học RMIT tham dự sự kiện với bài tham luận "AI vượt ngoài màn hình máy tính: Nâng cao khả năng con người trong thế giới vật lý" với 2 diễn giả hàng đầu. GS Fabio Zambetta, Phó trưởng khoa phụ trách đối ngoại, Khoa Công nghệ máy tính, Phân viện STEM, Đại học RMIT Australia góp mặt trong tham luận cùng TS Arthur Tang, Giảng viên cấp cao ngành Công nghệ thông tin, Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam.

A-Tang-8471-1722848149-5713-1724235243.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LmFqQXC4eciKfFdp2Dq1zQ

TS Arthur Tang. Ảnh: NVCC

Trí tuệ nhân tạo cũng là một trong những ngành học nổi bật tại RMIT Việt Nam. Với những nghiên cứu về AI và Xử lý hình ảnh, đại học RMIT được xếp vào hàng xuất sắc theo khung đánh giá Nghiên cứu Xuất sắc quốc gia Australia (ERA), cũng như được vinh danh là cơ sở có những nghiên cứu "vượt chuẩn thế giới" bởi Hội đồng Nghiên cứu Australia. Chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo ở RMIT được công nhận bởi Hiệp hội Máy tính Australia (ACS).

Ngoài các tập đoàn trên, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 hôm 23/8 có sự góp mặt của các chuyên gia từ các doanh nghiệp khác như: bà Đặng Huỳnh Mai Anh - Giám đốc Dữ liệu & Phân tích Heineken Việt Nam; PGS TS Bùi Thu Lâm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký FISU Việt Nam; ông Cao Vương - Chủ tịch HĐQT Aiva Group; ông Lê Hồng Quang - Phó Tổng Giám đốc thường trực, Công ty Cổ phần MISA; GS TS Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành CNTT, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; ông Ajay Kushwaha - Giám đốc cấp cao, Kiến trúc doanh nghiệp, Khu vực ASEAN, Salesforce; TS BS Nguyễn Hải Tuấn - Cố vấn Tin Sinh học Digosys...

people-generating-images-using-7689-6021-1724235242.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JAwhwFMfBe2g_gozhwrLZQ

Các xu hướng mới nhất của AI sẽ được cập nhật tại AI4VN 2024. Ảnh: Freepik

Sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Unlock the power of Generative AI" diễn ra ngày 23/8 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội với bốn phiên hội thảo (AI Workshop), đề cập tới các chủ đề: AI Automation - Tự động hóa và AI; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Data center và AI Cloud và Ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế. Ngoài ra, trong khuôn khổ AI4VN 2024, một triển lãm (AI Expo) gồm các gian hàng trình diễn các sản phẩm AI tiêu biểu của các doanh nghiệp, viện, trường... Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin -Truyền thông (FISU), bắt đầu từ năm 2018.

Tuấn Vũ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022