20240718-113946-5916-1721376182.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Zdk0EbnGMKST-i31snUZ0Q

Ẩm thực Việt Nam gắn liền với những sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Văn hóa ẩm thực trải dài từ Bắc tới Nam, mỗi vùng miền đều có những nét riêng biệt, tạo nên một nền ẩm thực Việt phong phú. Nếu như ẩm thực miền Bắc có hương vị thanh đạm, cân bằng trong màu sắc và hương vị còn ẩm thực miền Trung lại ưa chuộng những món ăn đậm đà, giản dị thì miền Nam mang đến những món ăn đơn giản nhưng phong phú, thường có vị ngọt và béo, sử dụng nhiều nước dừa và cốt dừa, mang dấu ấn của miền sông nước.

20240718-113957-7947-1721376182.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aW6GN3aiG_Ybl2QTRbvWGw

Ẩm thực miền Nam với tâm điểm là các món ăn miền Tây luôn làm say lòng thực khách bốn phương bởi sự dung dị, chân chất của miền đất bốn mùa cây trái, sản vật đủ đầy. Mùa nước nổi tháng 8 tháng 9 là lúc những người nông dân sông nước cất vó, đánh bắt những con cá, con tôm, kết hợp với mớ rau, đám hoa trước nhà để chế biến những món ăn đặc trưng miệt vườn. Sở dĩ ẩm thực miền Tây có được nét phong phú là do nơi đây giao thoa văn hoá từ các dân tộc khác nhau như Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Mỗi khu vực, mỗi cộng đồng lại có những khẩu vị khác nhau. Khi chế biến món ăn, người miền Tây luôn lựa chọn những nguyên vật liệu gần gũi nhất, đơn giản nhất có thể. Một bữa cơm của người miền Tây cũng dung dị như tính cách đặc trưng của họ, có thể chỉ là bát canh rau tập tàng hái ngay trong vườn hay vài con cá linh với bông điên điển vừa nở rộ khi mùa nước lên. Ngoài vườn có gì, xung quanh đang có gì, họ sẽ dùng ngay những nguyên liệu đó cho bữa cơm nhà.

HMT-8962-4512-1721376182.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gfuO5m_s6bUNtwqRasVNbw

Món gỏi bông súng trộn tép đồng chuẩn vị miền Tây với mớ tép đồng tẩm qua lớp bột, chiên thật giòn rụm. Nguyên liệu gồm có bông súng, tép đồng chiên giòn, bông điên điển và rau thơm hỗn hợp. Một điểm đặc biệt là trong mùa nước nổi, bông súng vươn cao theo dòng nước, mang lại vị ngọt mát tự nhiên. Tép đồng mùa này ăn nhiều loại sinh vật phù du, thịt ngọt thơm đặc biệt. Khi mùa lũ về, bông điên điển nở rộ, trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong bữa cơm người miền Tây. Bông súng tươi ngon, ăn tới đâu nghe giòn tới đó, bóp đều với nước xốt mặn ngọt, thêm chút đậu phộng béo bùi là món khai vị yêu thích của nhiều người.

20240718-121952-3195-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kpMnwNhNMX5UKqNC1ubVQQ

Bánh cống Sóc Trăng có hương vị đậm đà, bùi bùi với lớp vỏ giòn rụm và nhân tôm, thịt cùng đậu xanh béo ngậy. Đây là món ăn truyền thống của người Khmer, tên gọi bắt nguồn từ chiếc cống - dụng cụ múc bánh chuyên dụng. Bánh ăn kèm với nước mắm chua ngọt và rau sống đủ vị.

HMT-9017-8985-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OnWGzkUfVZe6W3DkTAhRbA

Cơm nắm khô trộn nước cốt dừa dẻo thơm, kết hợp với khô cá lóc dai dai, chấm vào chén mắm me chua ngọt, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo, gợi nhớ về những bữa cơm quê thân thương, bình dị.

20240718-124156-7303-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aLZ4ESB3NTIkMgepPryAfw

Ngoài ra không thể không kể đến hương vị hấp dẫn của món cá heo nướng muối ớt thơm ngon, đậm vị. Nói tới cá heo, nhiều người nghĩ tới loài cá to lớn ở vùng biển nước mặn nhưng người miền Tây còn quen thuộc với loại cá heo nước ngọt với kích cỡ nhỏ xinh. Cá heo sông là một sản vật đặc biệt của miền sông nước, không thể thiếu trong mâm cơm khi mùa nước lên. Cá được nướng đều tay, giữ nguyên vị ngọt tự nhiên và độ dai vừa phải. Lớp da dai dai, thịt béo bùi tẩm muối ớt bên ngoài mà không cần gia vị cầu kỳ.

HMT-9023-2882-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hFY773cDjoeqj3MqxxoKCA

Đi tới vùng sông nước, nhiều người hẳn ngạc nhiên với cách ăn cơm chan nước đá của dân địa phương. Nhưng trên thực tế, đây là cách ăn rất quen thuộc, đôi khi đổi mới bằng nước dừa đá. Hạt cơm dẻo ngọt, quyện với nước dừa, thêm vài hạt sen bùi bùi, ăn 'rất cuốn'.

HMT-9162-2336-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HnsNPxtQ1roOcwe9BCpIsg

Lẩu mắm Nam Bộ đặc trưng với hương vị đậm đà từ mắm cá linh, nước lẩu đậm đà, thơm lừng mùi mắm, hòa quyện cùng vị ngọt của các loại rau củ và hải sản tươi sống. Anh Trương Minh Triết, bếp trưởng gốc miền Tây, làm việc một nhà hàng Việt ở Hà Nội, cho biết: 'Mắm dùng cho món lẩu này để càng lâu ăn lại càng ngon càng đậm đà, ít nhất phải được ủ trên một năm. Người miền Tây khi thưởng thức lẩu mắm sẽ ăn kèm với rất nhiều loại rau. Nước lẩu mắm đậm đà nên rau, thịt hay hải sản nhúng chín có thể ăn ngay không cần nước chấm. Tuy nhiên có một số người sẽ ăn kèm nước mắm hoặc mắm me chua ngọt, tùy theo khẩu vị mỗi người'. Ảnh: Mammon Vietnamese Cusine

20240718-130740-1487-1721376183.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LN4r9woDRa_rujGBth3S5w

Đặc biệt, món ăn luôn kết hợp cùng các loại rau củ tươi ngon đặc trưng như kèo nèo, điên điển, bông bí, bông so đũa, hoa thiên lý, bông súng - những loại hoa, rau quen thuộc ở miền Tây.

20240718-135855-4475-1721376184.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Wd07LrZEIp_qkinjArw8UA

Món chuối sáp xào nước cốt dừa ngọt ngào, béo bùi. Chuối sáp được xào chín mềm, vị chua ngọt, kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, thêm ít hành lá.

20240718-112942-5337-1721376184.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=U_Fkw_gwmmKCaS8LJo-zbg

Món nước bình bát phổ biến ở miền Tây. Đây là loại thức uống được làm từ quả bình bát, hay còn gọi là na xiêm, nê xiêm, đào tiên. Quả bình bát có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

san-vat-mua-nuoc-noi-mien-tay-1721376164.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6WjtBfVXy45wT3D0hoCmdQ
Sản vật mùa nước nổi miền Tây

Đầu bếp Minh Triết chế biến món gỏi bông súng tép đồng. Video: Nguyên Chi

Nguyên Chi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022