b6f4ec44-fb37-4d59-bfc7-eb3d2c-5792-9590-1712636448.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=51kPQfUZ7DsmobKeaK20VA

Tết Hàn thực nhằm ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch, là dịp lễ chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc và Việt Nam. "Hàn thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh". Món ăn truyền thống dịp này là bánh trôi và bánh chay. Tết Hàn thực tại Việt Nam thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt, mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên. Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

Nguyên liệu:

- Bột nếp xay ướt: 1 kg - Đậu xanh: 2 lạng - Vừng rang: 50gr - Dừa nạo: 50 gr - Gừng: 1 củ nhỏ - Đường phên: 150 gr - Bột sắn dây: 50 gr - Tinh dầu hoa bưởi: 5 ml - Đường phèn (dùng đường phèn nước chan sẽ thanh và trong hơn đường cát): 150gr

Cách làm:

- Nếu muốn tự làm bột tại nhà mà lại không có nhiều thời gian, bạn có thể xay bột khô rồi chế nước nhồi như làm bánh bột mì. Tỷ lệ gạo cần đảmbảo 8 nếp: 2 tẻ: 1 chút muối. - Nhồi bánh cho đến khi bột dẻo lại, có độ đàn hồi vừa phải, không bị rơi bột vụn ra và không dính tay thì bọc màng thực phẩm lại, ủ 30 phút là có mẻ bột đạt tiêu chuẩn.

- Cách tạo màu ngũ sắc cho bột: Màu xanh từ bột trà xanh, màu vàng từ tinh bột nghệ, màu đỏ từ thịt gấc, màu tím từ nước lá cẩm tím cô đặc. màu nâu: nước cà phê đặc hoặc bột cacao.

- Bánh trôi: Phần đường phèn cắt thành những khối vuông khoảng một cm.

- Bánh chay: Ngâm đậu xanh với nước 2-3 tiếng giúp đậu nhanh mềm hơn, cho nước vào nồi đậu sao cho ngập mặt đậu và nấu đậu với lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước cạn là đậu chín.

Dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh, tiếp theo trộn vào 20 gr dừa nạo cắt nhỏ và 30 gr sữa đặc. Cho hỗn hợp đậu lên chảo chống dính và sên với lửa nhỏ cho đến khi đậu dẻo mịn và khô ráo. Tiếp đến, chia đậu thành những phần bằng nhau và vo tròn thành từng viên. Tinh dầu bưởi có thể thêm vào cho thơm.

c401ddad-1e3f-447b-b813-0d97ea-6903-1831-1712636448.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pZGT0lshplcMcuB5om3OGA

- Nặn bánh:

Sử dụng phần bột đã nhồi chia thành từng phần nhỏ, mỗi phần là một viên bánh.

Đối với bánh trôi: bột bánh nặn thành viên có đường kính khoảng 2 cm. Các bạn ấn dẹp bánh trong lòng bàn tay và cho phần đường phên vào giữa. Khép kín miệng bột lại và vo thành hình tròn.

Đối với bánh chay: tương tự như cách tạo hình bánh trôi nhưng bánh chay có đường kính khoảng 3-3,5 cm và nhân bánh là đậu xanh đã sên.

d7044154-44a2-4f98-80ae-71c8b8-7503-7104-1712636448.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=t3RHm64ylfqG0aUhB--1zw

- Luộc bánh và nấu nước đường:

Chuẩn bị nồi khoảng 1,5 lít nước và một tô nước lạnh. Đun sôi nước với lửa to, khi nước sôi mạnh thì hạ lửa và thả bánh vào luộc. Bánh nổi lên mặt nước là bánh đã chín, để bánh trong nồi luộc thêm 1-2 phút thì vớt bánh ra và cho vào tô nước lạnh để bánh không dính vào nhau. Bánh nguội bớt thì cho bánh ra đĩa.

Bạn xếp bánh trôi thành số 3-3 hoặc chữ "Tết Hàn thực" hoặc bông hoa 5 cánh. Bạn chấm đầu ngón tay vào xíu nước sau đó chấm vào bát vừng và chấm lên bánh.

- Tận dụng nước luộc bánh để làm nước đường gừng ăn cùng với bánh chay. Nồi nước luộc bánh bạn cho thêm 50 gr đường và cho gừng sợi vào, đun đến khi nước đường chuyển màu vàng nhẹ thì tắt bếp. Bạn có thể cho ít bột sắn hòa tan cho vào nồi nước đường tạo độ sánh. Cho bánh trôi ra bát múc nước đường và rắc vừng, dừa nạo lên.

0cd83b34-25d2-40a5-beda-67ab2e-9103-6709-1712636448.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1U1BcL1dr7lUdHmDJ1nbig
a742422e-ed8c-49ef-b507-7c1a4e-6816-4519-1712643643.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x0XwqvNts68k-aYtL22_Cw

Nghĩa Nguyễn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022