"Trở về không" là MV thứ 2 trong chuỗi câu chuyện của dự án album "Thena". Nếu như trong MV đầu tiên, hình ảnh nữ thần Thena là điểm nhấn với sự hấp dẫn về nhan sắc và thông điệp nữ quyền, thì ở "Trở về không", chủ đề tình yêu và khám phá cuộc sống bộ lạc với tiết tấu vui nhộn là điểm nhấn.
MV này cũng có sự xuất hiện của nam diễn viên Hứa Vĩ Văn. Vai trò của anh trong MV cũng là cầu nối để chuyển sang MV thứ 3 "Kẻ chăn cừu" sẽ ra mắt trong thời gian tới. Trong MV, Hứa Vĩ Văn một lần nữa xứng danh "nam thần" của Vbiz với tạo hình tuy đơn giản nhưng cực kì phong độ, cuốn hút.
Trong MV, ca sĩ Phúc Anh (đầm xanh) đóng vai trò người kể chuyện.
Câu chuyện trong MV và âm nhạc đã tạo ra được không khí của cuộc sống du mục và bộ lạc. Đó là bầu không khí vui tươi, phóng khoáng, thôi thúc chúng ta quẳng gánh lo đi và vui sống.
Không gian âm nhạc trong cánh rừng, âm thanh của thiên nhiên, nhảy múa bên đốm lửa bập bùng tạo nên một tổng thể hài hòa cuốn hút.
Lời hát "Trở về không" như một bài thơ được Phúc Anh trau chuốt, kể về câu chuyện đôi nam nữ rời bỏ thành thị, nắm tay nhau đến cuộc sống du mục trong khu rừng nhiệt đới. Họ dựng túp lều tranh, ngày ngày chàng trai đốn củi, gánh nước, còn cô gái thì trồng rau và chăm sóc gia đình nhỏ. Mỗi đêm họ đều nhóm lửa đàn hát cho nhau nghe.
Nam thần màn ảnh Việt - Hứa Vĩ Văn xuất hiện giản dị nhưng cực kỳ nam tính và cuốn hút.
Kể từ khi ra mắt album "Thena", Phúc Anh nhanh chóng nhận về nhiều lời khen từ giới chuyên môn lẫn khán giả bởi tư duy âm nhạc khác biệt, khả năng chuyên môn, các ca khúc lần lượt ra mắt đều có dấu ấn riêng. MV "Thena" sau 1 tháng ra mắt đã có hơn 2.5 triệu lượt xem trên YouTube với vô số những lời khen ngợi từ khán giả.
Sở hữu giọng hát đặc biệt và những thành tích ấn tượng, nhưng Phúc Anh không chạy theo kiểu âm nhạc thịnh hành mà chọn cho mình 1 phong cách khá đặc biệt và mới mẻ - cinematic.
Cinematic là một phong cách âm nhạc được tạo nên bởi sự pha trộn tổng hòa giữa nhiều thể loại khác nhau như Ballad, Pop, Jazz, Rock, cổ điển kết hợp đương đại… mang tính gợi hình cao, mỗi tác phẩm đều được liên tưởng tới những thước phim điện ảnh thông qua sự khắc họa tài tình của âm nhạc.
Đó cũng là lý do mà công chúng thường quen gọi cinematic là âm nhạc điện ảnh. Phong cách này đã có mặt trên thế giới từ cuối thế kỷ 19, khi bắt đầu có sự xuất hiện và phát triển của điện ảnh.