Theo thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhà thầu FECON sẽ phụ trách phần khoan hầm ngầm của dự án và điều khiển 2 rô bốt đào hầm là máy TBM số 1 có tên "Thần tốc" và TBM số 2 có tên "Táo bạo" để đào hai đường hầm song song.

base64-1722158844208777826306.jpeg

Máy đào hầm TBM số 1 có tên "Thần tốc" sẽ bắt đầu khoan hầm từ ngày 30/4. Ảnh: FECON

Theo kế hoạch, máy TBM số 1 (phía nam) sẽ bắt đầu khoan từ Ga S9 - Kim Mã vào ngày 30/7/2024, tại độ sâu 17.8m. Sau khi khởi chạy cho 240 m đầu tiên, máy khoan hầm sẽ tăng tốc đến tốc độ tiêu chuẩn để tiếp cận Ga S10 vào tháng 1/2025 và khoan đến điểm cuối là Ga S12 vào tháng 10/2025. 

Căn cứ vào tiến độ khoan của máy TBM cho ống hầm số 1, máy TBM số 2 (phía bắc) dự kiến khởi động vào cuối tháng 9/2024, đến Ga S10 vào tháng 4/2025 và tiếp đó đến Ga S12 vào tháng 12/2025.

base64-1722158844224402813179.jpeg

Công nghệ thi công hầm bằng máy TBM tại tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội là công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Ảnh: FECON

Mỗi ngày, rô bốt TBM sẽ khoan được khoảng 10m, khoan đến đâu lắp vỏ hầm đến đấy. Khối lượng phế thải trong quá trình đào hầm sẽ được tập kết và đưa ra khỏi công trường. Sau khi khoan xong, các máy TBM sẽ được tháo dỡ tại Ga S12 và hệ thống thiết bị phụ trợ sẽ được tháo dỡ tại Ga S9.

base64-1722158844242936509749.jpeg

Tổng số nhân sự cho công tác thi công đào hầm là hơn 150 người. Ảnh: FECON

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FECON cho biết, công nghệ thi công hầm bằng máy TBM tại tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội là công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, với việc sử dụng dòng máy cân bằng áp lực, phù hợp với điều kiện địa chất tại Hà Nội.

Tổng số nhân sự cho công tác thi công là hơn 150 người. Trong đó những công tác chính như vận hành máy TBM, vận hành cánh tay robot lắp vỏ hầm, thay đầu cắt…, FECON bố trí nhân sự dày dặn kinh nghiệm người nước ngoài phối hợp cùng các kỹ sư có kinh nghiệm từ dự án Metro Line 1 TP. Hồ Chí Minh trực tiếp thực hiện.

base64-17221588442541285881924.jpeg

Công nhân kiểm tra máy BMT số 1 trước khi tiến hành đào hầm vào ngày 30/7. Ảnh: FECON

“Địa chất Hà Nội có nhiều loại đất hỗn hợp và tuyến hầm chủ yếu đi trong lớp địa chất đất sét pha, phức tạp hơn so với đất sét bùn như dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên tại TP Hồ Chí Minh. Dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội cũng thi công đoạn đi ngầm với chiều dài lớn hơn nhiều so với tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên”, ông Nguyễn Quốc Bảo nói.

0a4d82c0-a7c5-4848-b1bd-ab8db00865f8-1721558524932-172156209092740654296-0-133-1152-1976-crop-1721562611180375822812.jpgNhững vòng vỏ hầm thi công đoạn ngầm đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt?

GĐXH - Để chuẩn bị cho công tác đào hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vào cuối tháng 7/2024, với chiều dài đường hầm hơn 4km, metro Nhổn - ga Hà Nội cần 3.488 vòng vỏ hầm. Mỗi vỏ hầm nặng 4 tấn.

Xem thêm video được quan tâm:

Điều chỉnh giao thông nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã để thi công đoạn ngầm tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022