
Triển lãm chủ đề Hành trình Huỳnh Phương Đông giới thiệu 300 tác phẩm tại Nhà trưng bày triển lãm TP HCM. Sự kiện do gia đình họa sĩ cùng các bảo tàng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước và 100 năm ngày sinh của ông.
Họa sĩ tên thật là Huỳnh Công Nhãn (1925-2015), nổi tiếng với những bức ký họa chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông sinh tại Gia Định (TP HCM), sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1945, ông gia nhập lực lượng kháng chiến, đi khắp các chiến trường để vẽ với nhiều chất liệu như màu nước, bột màu, sơn dầu, tranh ký họa bằng bút sắt mang phong cách tả thực. Năm 2000, họa sĩ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Triển lãm chủ đề Hành trình Huỳnh Phương Đông giới thiệu 300 tác phẩm tại Nhà trưng bày triển lãm TP HCM. Sự kiện do gia đình họa sĩ cùng các bảo tàng tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước và 100 năm ngày sinh của ông.
Họa sĩ tên thật là Huỳnh Công Nhãn (1925-2015), nổi tiếng với những bức ký họa chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông sinh tại Gia Định (TP HCM), sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1945, ông gia nhập lực lượng kháng chiến, đi khắp các chiến trường để vẽ với nhiều chất liệu như màu nước, bột màu, sơn dầu, tranh ký họa bằng bút sắt mang phong cách tả thực. Năm 2000, họa sĩ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Một góc trong khu triển lãm trưng bày khoảng 30 tranh Huỳnh Phương Đông vẽ về nhà máy đóng tàu Ba Son năm 1977-1978. Khoảng thời gian này, họa sĩ sống ở TP HCM, mỗi lúc rảnh rỗi ông thường ghé vào xưởng vẽ lại cảnh làm việc, sinh hoạt, chân dung công nhân.
Xưởng ban đầu có tên là Chu sư (còn gọi là thủy xưởng) lập ra từ năm 1791, dưới thời vua Nguyễn Ánh, trên khu vực Ba Son (nay là phường Bến Nghé, quận 1) để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son), được đánh giá vào loại hiện đại ở Đông Dương.
Một góc trong khu triển lãm trưng bày khoảng 30 tranh Huỳnh Phương Đông vẽ về nhà máy đóng tàu Ba Son năm 1977-1978. Khoảng thời gian này, họa sĩ sống ở TP HCM, mỗi lúc rảnh rỗi ông thường ghé vào xưởng vẽ lại cảnh làm việc, sinh hoạt, chân dung công nhân.
Xưởng ban đầu có tên là Chu sư (còn gọi là thủy xưởng) lập ra từ năm 1791, dưới thời vua Nguyễn Ánh, trên khu vực Ba Son (nay là phường Bến Nghé, quận 1) để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son), được đánh giá vào loại hiện đại ở Đông Dương.


Tàu thuyền neo đậu tại cảng Ba Son chờ sửa chữa.
Từ khi mới thành lập, hạng mục quan trọng là ụ tàu lớn của công xưởng được khẩn trương xây dựng. Ụ có chiều dài lên đến 168 m, có thể tiếp nhận những tàu chiến lớn nhất lúc bấy giờ. Giai đoạn tiếp theo, xưởng tiếp tục được nâng cấp, quy mô mở rộng đáng kể.
Tàu thuyền neo đậu tại cảng Ba Son chờ sửa chữa.
Từ khi mới thành lập, hạng mục quan trọng là ụ tàu lớn của công xưởng được khẩn trương xây dựng. Ụ có chiều dài lên đến 168 m, có thể tiếp nhận những tàu chiến lớn nhất lúc bấy giờ. Giai đoạn tiếp theo, xưởng tiếp tục được nâng cấp, quy mô mở rộng đáng kể.


Một góc khác trong khu phân xưởng vỏ tàu Ba Son năm 1978.
Ba Son từng là xưởng tàu lớn nhất Đông Dương nên xưởng tập trung rất nhiều công nhân, lao động.
Một góc khác trong khu phân xưởng vỏ tàu Ba Son năm 1978.
Ba Son từng là xưởng tàu lớn nhất Đông Dương nên xưởng tập trung rất nhiều công nhân, lao động.

Bức tranh được tác giả chú thích Xưởng cơ khí Ba Son nơi Bác Tôn làm việc.
Trong số những thợ thuyền, tiêu biểu nhất là Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người đã liên kết các thành viên thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn (năm 1921) với mục đích tương trợ, bênh vực quyền lợi của công nhân. Ông quê ở An Giang, thường được người dân gọi là Bác Tôn.
Năm 24 tuổi, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công rồi hoạt động cách mạng. Cuối năm 1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam.
Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969.
Bức tranh được tác giả chú thích Xưởng cơ khí Ba Son nơi Bác Tôn làm việc.
Trong số những thợ thuyền, tiêu biểu nhất là Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người đã liên kết các thành viên thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn (năm 1921) với mục đích tương trợ, bênh vực quyền lợi của công nhân. Ông quê ở An Giang, thường được người dân gọi là Bác Tôn.
Năm 24 tuổi, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công rồi hoạt động cách mạng. Cuối năm 1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam.
Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969.



Tranh vẽ Máy đóng cọc xưởng Ba Son ngày 15/11/1978.
Từ năm 2004, chính phủ chủ trương di dời nhà máy đóng tàu xuống cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Diện tích đất ở Ba Son sau đó được phát triển khu đô thị dọc bờ sông. Khu Ba Son dành ra diện tích hơn 6.000 m2 để bảo tồn, trưng bày các di tích nhà xưởng, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1993).
Tranh vẽ Máy đóng cọc xưởng Ba Son ngày 15/11/1978.
Từ năm 2004, chính phủ chủ trương di dời nhà máy đóng tàu xuống cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Diện tích đất ở Ba Son sau đó được phát triển khu đô thị dọc bờ sông. Khu Ba Son dành ra diện tích hơn 6.000 m2 để bảo tồn, trưng bày các di tích nhà xưởng, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1993).


Triển lãm diễn ra từ ngày 1/4 đến 28/5, mở cửa tự do.
Triển lãm diễn ra từ ngày 1/4 đến 28/5, mở cửa tự do.
Quỳnh Trần