Mới đây, Bảo tàng Quốc gia London (Anh) đã tập hợp hơn 60 tác phẩm của danh họa Vincent van Gogh từ khắp nơi trên thế giới để tổ chức một triển lãm mới có một không hai.

Cụ thể, triễn lãm mang tên Van Gogh: Poets And Lovers, diễn ra từ ngày 14/9/2024 đến ngày 19/1/2025. Trong đó, một số tác phẩm được cho là hiếm khi được công bố trước công chúng.

Những tháng ngày suy sụp

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Groningen ở Hà Lan đã chỉ ra rằng hành vi tự hại kỳ lạ của Vincent van Gogh đánh dấu sự bắt đầu của sự suy thoái tinh thần, dẫn đến những cơn ảo giác mà họa sĩ phải chịu đựng do cai rượu khi vào viện.

Vào năm 1888, Van Gogh chuyển đến Arles ở phía Nam của Pháp. Vào cuối năm đó, ông mời họa sĩ tài năng và người bạn thân thiết, Paul Gauguin, đến sống và sáng tác cùng. Tuy nhiên, tính cách nóng nảy của họ luôn gặp nhau và xảy ra xích mích.

Bức chân dung tự họa năm 1889 của Van Gogh

Gauguin viết rằng ông không thể sống chung với Van Gogh vì tính cách không hợp nhau: "Cả hai chúng tôi đều cần sự yên bình cho công việc của mình". Vì lý do đó, vào ngày 22/12, Gauguin rời đi đột ngột trong đêm sau một cuộc cãi vã gay gắt, khiến Van Gogh rất tức giận.

Đêm hôm đó, Van Gogh cắt đứt tai trái của mình và đưa tai đã cắt cho một phụ nữ tại một nhà thổ ở Arles. Hai ngày sau, cảnh sát phát hiện họa sĩ, đã mất nhiều máu, tại chính căn nhà của mình và đưa ông đến bệnh viện. Sau đó, Van Gogh viết rằng, trong bệnh viện, ông trải qua "cảm giác không thể chịu đựng được. Tôi cảm thấy như đang đi trên biển. Thậm chí tôi còn mơ thấy con tàu ma huyền thoại của Hà Lan".

Van Gogh nằm viện một tuần trước khi được xuất viện. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, ông trở lại bệnh viện với những triệu chứng tương tự như gặp ảo giác và mất trí nhớ.

benh-vien-1726617769833956182825.jpg

Bức “Bệnh viện Saint-Rémy” (1889)

Sau 10 ngày, Van Gogh rời bệnh viện, nhưng khi trở lại phòng vẽ của mình, cư dân địa phương đã phàn nàn rằng ông đã có những hành vi không phù hợp.

Tình hình này khiến Van Gogh phải nhập viện lần thứ 3 không tự nguyện và dẫn đến "những cơn lo âu khủng khiếp đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng".

Vào tháng 3/1889, Van Gogh đã trở về nhà. Tuy nhiên, sau đó ông đồng ý với bác sĩ của mình đến một nhà thương điên ở Saint-Rémy để tiếp tục điều trị, mọi chi phí được người em trai của ông - nhà buôn tranh Theo van Gogh - chi trả.

Ông ở đó trong một năm, trong thời gian đó ông trải qua 4 lần "khủng hoảng tinh thần" theo tư liệu từ các bác sĩ tâm thần. Họa sĩ có những hành vi bất thường, như ăn sơn vẽ mà một số người tin rằng đó là hành vi muốn tự tử của ông. Dù vậy, Van Gogh thèm khát được vẽ những bức tranh phong cảnh mới, và viết rằng "nơi này đang nghiền nát ông".

cong-vien-17266177699041571559590.jpg

Bức “Công viên Bệnh viện St Rémy” (1889)

Vào tháng 5/1890, Van Gogh từ bỏ việc điều trị tại nhà thương điên và chuyển đến Auvers-sur-Oise, một vùng nông thôn ở ngoại ô Paris, nơi cuộc đời của ông kết thúc 2 tháng sau đó do tự lấy súng bắn vào bụng.

Bất ổn và suy sụp tâm lý là thế, nhưng đó lại là khoảng thời gian bùng nổ sáng tạo với cây cọ vẽ, một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được vẽ chính trong thời kỳ này.

"Thật khó để hiểu chính mình nhưng cũng chẳng dễ để tự vẽ nên chính mình" - Van Gogh.

Bùng nổ sáng tạo và thử nghiệm với màu sắc

Chỉ trong vòng 2 năm ở miền Nam nước Pháp, Van Gogh đã cách mạng hóa phong cách của mình trong một bản giao hưởng của màu sắc và kết cấu thơ mộng. Bảo tàng Quốc gia London xem thời gian này ở Arles và Saint-Rémy như một giai đoạn quyết định trong sự nghiệp của ông.

Tại triển lãm Van Gogh: Poets And Lovers, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh Starry Night Over Rhône (Đêm đầy sao trên sông Rhone, 1888), thể hiện cảnh Arles vào ban đêm.Một bức tranh nâng bạn lên không trung và khiến bạn lơ lửng với độ sáng tuyệt đối của những vì sao, dường như rất gần, khiến mặt đất bên dưới trở nên mơ màng và mơ hồ.

song-rhone-17266177698441255763401.jpg

Bức “Đêm đầy sao trên sông Rhône” (1888)

Điều này hoàn toàn trái ngược khi đến với Saint-Rémy, một bức tranh vẽ năm 1889 có tựa đề Undergrowth (Bụi cây), không vẽ về hoa hướng dương, mà là về cỏ dại không được cắt tỉa. Bắt nguồn từ sự say mê với khu vườn của bệnh viện Saint-Rémy, bức tranh này được bao phủ khắp nơi bởi cây thường xuân.Một số mảng nhỏ của khung cảnh kỳ diệu được điểm xuyết bằng ánh sáng mặt trời.

Tác giả Rachel Cooke của báo The Guardian nhận xét về bức tranh Undergrowth: "Tôi càng nhìn lâu, tôi càng cảm thấy khó thở, như thể tôi đang bị siết cổ".

Hoặc trong bức tranh tuyệt vời Hospital At Saint-Rémy (Bệnh viện Saint-Rémy, 1889) của ông, những bệnh nhân buồn bã đi ngang qua tòa nhà màu vàng thấp phía sau trong khi phía trên nó, những tán lá cây xoắn ốc như bò lên bầu trời, màu xanh lam ngày càng đậm khi nó càng lên cao. Bạn thấy phong cách của ông trở nên tự do hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, một trong nhiều bức tranh nổi bật của triển lãm là bức chân dung tự họa của Van Gogh vào năm 1889. Van Gogh đã vẽ khoảng 36 bức chân dung tự họa trong vòng 10 năm cuối đời. Đối với ông, chân dung tự họa là một cuộc khám phá quan trọng về sự nhận thức cá nhân và thành tựu thẩm mỹ.

"Người ta nói rằng - và anh sẵn sàng tin điều đó - thật khó để hiểu chính mình - nhưng cũng chẳng dễ để tự vẽ nên chính mình" -Van Gogh viết trong một lá thư gửi cho em trai Theo vào tháng 9/1889.

Đôi nét về danh họa Van Gogh

Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 ở Hà Lan. Ông đến London khi 20 tuổi (1873) và sang Paris vào năm sau đó (1874). Năm 1883, ông bắt đầu vẽ tranh. Năm 1885 - 1856, ông theo học tại học viện ở Antwerp (Bỉ), nơi ông ấn tượng với các bản in của Nhật Bản và tác phẩm của Rubens. Khi trở lại Paris vào năm 1886, ông đã gặp các nghệ sĩ như Degas, Gauguin và Seurat. Màu sắc trong tranh của ông trở nên tươi sáng hơn. Năm 1888, Van Gogh định cư ở Arles (Pháp) và vẽ loạt tranh Hoa hướng dương nổi tiếng.

Lật lại nghi vấn về "thiên tài bị bỏ rơi" Van Gogh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022