
Poster chào xuân của Savon Việt Nam - xà bông nổi tiếng của hãng Trương Văn Bền ở khu Chợ Lớn, từng được quảng cáo trên Nhật báo Sài Gòn năm 1932: "Savon Việt Nam đúng bảy mươi hai phần dầu/ Không thứ nào sánh bì cho kịp/ Không hề ăn tay, không mặn như các thứ kia/ Đồng ban xin nhớ rằng Savon Việt Nam/ Có hiệu cái đầu hình người đàn bà An Nam/ Xin cứ mua dùng thử mà coi...".
Sách do nhà báo Phạm Công Luận biên soạn, tổng hợp một phần các thương hiệu sản phẩm tiêu dùng quen thuộc hơn 100 năm qua ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Poster chào xuân của Savon Việt Nam - xà bông nổi tiếng của hãng Trương Văn Bền ở khu Chợ Lớn, từng được quảng cáo trên Nhật báo Sài Gòn năm 1932: "Savon Việt Nam đúng bảy mươi hai phần dầu/ Không thứ nào sánh bì cho kịp/ Không hề ăn tay, không mặn như các thứ kia/ Đồng ban xin nhớ rằng Savon Việt Nam/ Có hiệu cái đầu hình người đàn bà An Nam/ Xin cứ mua dùng thử mà coi...".
Sách do nhà báo Phạm Công Luận biên soạn, tổng hợp một phần các thương hiệu sản phẩm tiêu dùng quen thuộc hơn 100 năm qua ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tranh quảng cáo mì chay Lá bồ đề, mì khô Gà Trống của hãng Sam Hoa. Theo sách, công ty này được thành lập vào khoảng năm 1963 tại Chợ Lớn, sản xuất nhiều loại mì được ưa chuộng trước năm 1975, như mì hai tôm, mì cua, mì tôm càng.
Tranh quảng cáo mì chay Lá bồ đề, mì khô Gà Trống của hãng Sam Hoa. Theo sách, công ty này được thành lập vào khoảng năm 1963 tại Chợ Lớn, sản xuất nhiều loại mì được ưa chuộng trước năm 1975, như mì hai tôm, mì cua, mì tôm càng.

Hai loại mì được yêu thích của công ty Sam Hoa. Tác giả cho biết các poster thể hiện phong cách thiết kế sản phẩm đồ họa của họa sĩ Việt, Hoa, Pháp thời trước.
Hai loại mì được yêu thích của công ty Sam Hoa. Tác giả cho biết các poster thể hiện phong cách thiết kế sản phẩm đồ họa của họa sĩ Việt, Hoa, Pháp thời trước.

Các sản phẩm của công ty Việt Nam Pha Lê Bình Thủy ở bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văn Kiệt, quận 5), với dòng quảng cáo có thể "giữ sức nóng nước uống, nước súp trong 12 giờ".
Các sản phẩm của công ty Việt Nam Pha Lê Bình Thủy ở bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văn Kiệt, quận 5), với dòng quảng cáo có thể "giữ sức nóng nước uống, nước súp trong 12 giờ".

Ở chương về nữ trang, sách giới thiệu poster của tiệm vàng Kim Thịnh - nằm đường Catinat (nay là Đồng Khởi, quận 1), là địa chỉ quen thuộc với người dân trước năm 1954.
Ở chương về nữ trang, sách giới thiệu poster của tiệm vàng Kim Thịnh - nằm đường Catinat (nay là Đồng Khởi, quận 1), là địa chỉ quen thuộc với người dân trước năm 1954.

Tiệm vàng Kim Hưng nổi tiếng trên đường Vannier (nay là Ngô Đức Kế, quận 1).
Tiệm vàng Kim Hưng nổi tiếng trên đường Vannier (nay là Ngô Đức Kế, quận 1).

Áp phích quảng cáo La Dalat - thương hiệu ôtô nổi tiếng đầu thập niên 1970. Xe do hãng Pháp Citroen chế tạo, thông qua công ty con là Xe hơi Sài Gòn giai đoạn 1970-1975. Dòng xe nhấn mạnh các yếu tố đơn giản, dễ sử dụng, sửa chữa và giá thành rẻ cho người Việt. Tên Dalat lấy từ thành phố Đà Lạt, nơi người Pháp dành nhiều công sức với mong muốn biến nơi đây thành một "tiểu Paris" ở Việt Nam.
Áp phích quảng cáo La Dalat - thương hiệu ôtô nổi tiếng đầu thập niên 1970. Xe do hãng Pháp Citroen chế tạo, thông qua công ty con là Xe hơi Sài Gòn giai đoạn 1970-1975. Dòng xe nhấn mạnh các yếu tố đơn giản, dễ sử dụng, sửa chữa và giá thành rẻ cho người Việt. Tên Dalat lấy từ thành phố Đà Lạt, nơi người Pháp dành nhiều công sức với mong muốn biến nơi đây thành một "tiểu Paris" ở Việt Nam.

Quảng cáo mua vé số kiến thiết quốc gia năm 1953.
Quảng cáo mua vé số kiến thiết quốc gia năm 1953.

Tác giả giới thiệu nhiều sản phẩm giàu tính văn hóa, như bìa tập nhạc, đĩa hát cải lương, trong đó có đĩa Lưu Bình - Dương Lễ (soạn giả Viễn Châu - Thế Hà Vân), do các danh ca Ngọc Giàu, Thành Được, Út Trà Ôn, Kim Quang trình bày.
Nhà báo Phạm Công Luận 64 tuổi, sinh ở TP HCM. Ông là tác giả nhiều cuốn sách như Những sắc màu Nhật Bản, Nếu biết trăm năm là hữu hạn (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy), Chú bé Thất Sơn, Đường phượng bay. Ông viết nhiều chuyên khảo, hồi ký như Sài Gòn - Chuyện đời của phố (2014), Sài Gòn: Phong vị báo xuân xưa (2018), Sài Gòn - Ngoảnh lại trăm năm (2021), Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (2022).
Tác giả giới thiệu nhiều sản phẩm giàu tính văn hóa, như bìa tập nhạc, đĩa hát cải lương, trong đó có đĩa Lưu Bình - Dương Lễ (soạn giả Viễn Châu - Thế Hà Vân), do các danh ca Ngọc Giàu, Thành Được, Út Trà Ôn, Kim Quang trình bày.
Nhà báo Phạm Công Luận 64 tuổi, sinh ở TP HCM. Ông là tác giả nhiều cuốn sách như Những sắc màu Nhật Bản, Nếu biết trăm năm là hữu hạn (bút danh Phạm Lữ Ân, đồng tác giả với Đặng Nguyễn Đông Vy), Chú bé Thất Sơn, Đường phượng bay. Ông viết nhiều chuyên khảo, hồi ký như Sài Gòn - Chuyện đời của phố (2014), Sài Gòn: Phong vị báo xuân xưa (2018), Sài Gòn - Ngoảnh lại trăm năm (2021), Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (2022).

Mai Nhật Ảnh: Phương Nam Book