Đã hơn 150 năm, qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, tòa nhà ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng vẫn còn giá trị về mặt lịch sử, đô thị,thẩm mỹ kiến trúc vẫn còn phủ hợp trong tổng thể chung khu vực.

 

43014281_2124621497749636_5495027045932990464_n.jpg?resize=640%2C462&ssl=1Ảnh:Tư liệu

42845087_2124621764416276_3954870465285062656_n.jpg?resize=640%2C421&ssl=1Ảnh:Tư liệu

42864320_2124621587749627_8136573602469249024_n.jpg?resize=640%2C410&ssl=1Ảnh:Tư liệu

42926055_2124623117749474_3275468911788687360_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1

42956037_2124621457749640_1535283596653232128_n.jpg?resize=640%2C280&ssl=1Ảnh:Tư liệu

2.Đánh giá giá trị di sản văn hóa kiến trúc dinh Thượng Thơ:

  1. Về mặt lịch sử phát triển đô thị: Tòa nhà ra đời từ rất sớm (1864) trong công cuộc xây dựng đô thị ở Sài Gòn – Gia Định, nằm trước cửa thành Quy thời nhà Nguyễn, là khu đất nằm trong quần thể công trình hành chính điều hành cho Sài Gòn – Gia Định và Nam kỳ Lục tỉnh. Mang trong mình ký ức phát triển đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh hơn 300 năm. Công trình là nơi điều hành các chính sách cai trị và xây dựng đô thị ở Miền Nam của Pháp.

    42894429_2124623307749455_6529455848861728768_n.jpg?resize=640%2C640&ssl=1Ảnh: Chỉnh sửa trên nền ảnh tư liệu bởi KTS Cao Thành Nghiệp

  2. Công trình mang dấu ấn lịch sử văn hóa: Là nơi phát hành tờ báo quốc ngữ đầu tiên của người Việt, mang văn minh phương tây đến với người Việt (1865). Nơi giao lưu văn hóa Việt – Pháp. Công trình mang có phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với truyền thống kiến trúc Miền Nam Việt Nam.
  3. Niên đại xây dựng công trình: Hơn 150 năm (154 năm – tính từ năm 1864 ).
  4. Giá trị về mặt xã hội: Là nơi cung cấp các quyết định xây dựng đô thị ở miền Nam, mang thông tin quốc tế, kinh nghiệm khoa học kỹ thuật đến với người dân Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng qua các quyết định của thống đốc Nam kỳ, Gia Định báo.
  5. Giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc: Công trình có các giá trị nghệ thuật kiến trúc sau:

– Bố cục công tình theo hình chữ “Công” đăng đối, mặt đứng hài hòa, thường thấy ở các công trình cổ việt Nam. Hệ thống chỉ và họa tiết hoa văn ở sảnh chính lối vào là điểm nhất cho công trình (đã bị mất một phần phù điêu, họa tiết, hoa văn). Mái được thiết kế tinh xảo theo hình thức mái nhà văn phòng kết hợp nhà công nghiệp, điểm nhấn kiến trúc là các ống khói thoát hơi của mái nhà công nghiệp, phần sảnh đón mái nhô cao hơn các khu vực khác như hình cánh hoa mai Nam bộ.

– Hành lang chạy bao quanh công trình để tiện việc cho công chúng tiếp cận khi đến tiếp xúc công việc và để cách ly mưa nắng cho khu vực làm việc với bên ngoài, thích ứng với khí hậu nhiệt đới. – Hành lang tầng 1 được xây gạch cuốn vòm theo kiến trúc Roman như các công sở thường thấy ở Châu Âu, tầng 2 là hàng cột Ionic chạy dọc hành lang như thường thấy ở công trình bảo tàng cách mạng, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở Ubnd thành phố Hồ Chí Minh.

– Tất cả các phòng đều sử dụng cửa lá xách cao để thông thoáng lấy gió, cửa cuốn vòm chạy dọc hành lang công trình. Cầu thang giữa và cầu thang ở sảnh chính đăng đối thường thấy ở công trình hành chính (trụ sở tòa án nhân dân thành phố,trụ sở UBND quận 1).Công trình đáp ứng cho khí hậu nhiệt đới.

– Công trình mang phong cách kiến trúc Roman ở thế kỷ 11 và 12 của Pháp và Châu Âu. Mặt đứng được xây gạch cuốn vòm, tường, móng gạch dày chịu lực được xây cuốn vòm, Sàn bằng cạch được xây cuốn vòm trên hai dầm thép hình đơn giản, đây là công nghệ xây dựng của Pháp thời kỳ đầu chiếm đóng ở Nam bộ Việt Nam.

– Dinh Thượng thơ là công tình thời kỳ đầu Pháp đưa công nghệ xây dựng và vật liệu đặt trưng vào Việt Nam, với kết cấu móng đá kết hợp đất sét, cột cà tường gạch xây cuốn vòm chịu lực. Sàn gạch xây cuốn vòm trên dầm thép hình. Mái sử dụng dầm thép kết hợp gỗ, lợp ngói âm dương. Đây là nét đặt trưng tiêu biểu của công trình với công nghệ xây dựng đơn giản, khác biệt với nhiều công trình cổ ở Việt Nam.

– Công trình có khoảng lùi so với mặt đường, khuôn viên được trồng cây xanh và có sân trong, nền sân lát đá tự nhiên. Khuôn viên chưa bị tác động lớn làm thay đổi khu đất và công trình. Cơ bản công trình vẫn giữ hình dáng ban đầu.

– Công trình có cổng, hàng rào mang tính thẩm rất mỹ cao: Cổng công trình được thiết kế riêng cho công trình, được sản xuất từ pháp. Trên đầu công có nhiều họa tiết hoa văn và hai chữ D, I lồng vào nhau (Directeur de l’intérieur).

– Công trình có lối vào đăng đối với một cổng vào và một cổng ra, sảnh đón trình được bổ sung vào khoản năm 1920, tổ chức sân đường và lối vào hợp lý.

– Công trình nằm tại góc đường Lý Tự Trọng và Đồng Khởi với khoản lùi hợp lý, vì trục được Đồng Khởi tại vị trí công trình có độ dốc cao nên cổng chính quay ra hướng đường Lý Tự trọng là hợp lý, công trình có chiều cao 2 tầng, vị trí xây dựng công trình bền vững.

– Công trình có vị trí trong khuôn viên ủy ban nhân dân thành phố cũng là công trình di sản đô thị, xung quan khu vực lân cận là nhà hát thành phố, bưu điện thành phố, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Bảo tàng cách mạng, tòa án nhân dân thành phố, Chợ Bến thành,… là những công trình di sản đô thị, tạo nên một quần thể di sản trong khu lõi trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Trên trục đường Đồng khởi là trục đường trong đô thị xưa nhất Sài Gòn, có rất nhiều công trình di sản đô thị qua các thời kỳ xây dựng và phát triển của thành phố. Vì vậy có thể khẳng định rằng, vị trí công trình nằm trong quần thể di sản, tuyến phố di sản của lõi trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

– Công trình dinh Thượng thơ tạo điểm nhấn thị giác cho khu vực rất tốt: vị trí nằm tại góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng, quy mô khu đất khoảng 4.000m2, độ cao là hai tầng, mật độ xây dựng công trình khoảng dưới 45% ( không kể các khối xây cơi nới sau này). Khoảng lùi công trình từ 3 – 30m.

– Công trình dinh Thượng thơ nằm trên hai trục đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng có mật độ khách du lịch, trung tâm thương mại vào loại đông, khách tham quan, sầm uất nhất thành phố.

Có đầy đủ không gian công cộng phục vụ khách du lịch như nhà hàng, khách sạn, quán bar, cà phê, bảo tàng, thư viện, nhà hát, bưu điện, nhà thờ, trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất thành phố.

– Công trình có tầm nhìn rộng, nhiều góc đẹp như đường từ công viên Chi Lăng nhìn qua, công trình thấp thoáng dưới hàng xây xanh, không bị các công trình khác lấn át bao che. Hoặc chúng ta nhìn từ hướng đường Lý Tự trọng đều có tầm nhìn đẹp bởi lẽ công trình thấp tần, có khoảng lùi vừa phải, xung quanh công trình không bị các khối cao tầng lấn át.

Qua những giá trị hiện có của công trình 59 -61 Lý Tự Trọng chúng ta thấy rõ công trình có đầy đủ các yếu tố cần thiết phải bảo tồn như : Giá trị lịch sử văn hóa đô thị, giá trị nhân văn, ký ức đô thị, vị trí ổn định, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật kiến trúc, giá trị thời đại, giá trị kinh tế, sử dụng và khai thác hiệu quả trong tương lai. Xứng đáng là công trình di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật.

42900082_2124621324416320_9089192010077700096_n-1.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Hình ảnh mái chữ “Công” của Dinh

42876501_2124623214416131_5497275985298456576_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42867056_2124623011082818_4541444804713644032_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42852511_2124622971082822_5211275839634669568_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42965127_2124623027749483_5621454755525033984_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42926055_2124623117749474_3275468911788687360_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42911712_2124622951082824_1587434983641841664_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42901613_2124623074416145_1063038567929872384_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42840306_2124623147749471_9058980003231825920_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1 42854475_2124623261082793_2018381543877115904_n.jpg?resize=640%2C480&ssl=1

3.Giải pháp Bảo tồn dinh Thượng Thơ

​Thành phố Hồ Chí Minh cần phải bảo tồn, tu bổ lại nguyên trạng các chi tiết kiến trúc bên ngoài của công trình và một số khu vực quan trọng bên trong như mái ngói, sảnh, hành lang, cầu thang. Còn các chức năng khác nên thay đổi một phần để phù hợp với công năng mới của nó. Ngoài ra, các khu vực khác cơi nới, xây chen lấn cần phải tháo dỡ trả lại thông thoáng cho công trình.

​Hiện nay bên trong công trình cơi nới rất nhiều làm cho công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Qua khảo sát và kinh nghiệm trong quá trình làm tu bổ, phục dựng của tôi, cần thiết phải khảo sát đánh giá và gia cố lại móng công trình đồng thời nhờ vị trí của công trình nằm trên triền dốc đường Đồng Khởi có thể hạ thêm cốt nền tầng hầm để gia tăng diện tích sử dụng. Việc quan trọng không phải là phục dựng hay tu bổ bảo tồn dinh thượng thơ như thế nào mà là phải tính tới sau khi tu bổ bảo tồn xong sử dụng nó vào mục đích gì.

​Để tòa nhà dinh thượng thơ và cụm di sản trên đường Đồng Khởi phát huy giá trị di sản của nó, trước hết các di sản muốn phát huy giá trị của nó cần cho nó sống và phục vụ cho cộng đồng, nói cách khác là phải làm cho công chúng biết tới di sản đó, có thể đến được với nó bằng các hoạt động của xã hội.

Cụm công trình phải sử dụng vào mục đích phục vụ công cộng. Ngoài ra, các không gian, chi tiết cấu thành nên giá trị của cụm di sản đó phải cần được bảo tồn, phục dựng để phát huy các giá trị vốn có của nó, đem lại cái hồn cốt, ký ức về lịch sử mà nó đã mang trong mình mà xã hội đã biết đến nó. ​ Công trình dinh Thượng thơ, theo tôi, sau khi tu bổ bảo tồn làm trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố là phù hợp nhất. Vì đáp ứng được công năng sử dụng, nhân dân tiếp cẫn dễ dàng, dần trụ sở UBND, thuận lợi cho việc tiếp khách quốc tế.

4.Bảo tồn dinh Dinh Thượng Thơ để phát triển

Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị luôn là nhu cầu cấp cách trong mọi đô thị đã và đang phát triển. Ở nước ta, thời gian qua việc phát triển đô thị diễn ra một cách nhanh chóng và quá mức kiểm soát. Vì vậy các công trình di sản kiến trúc đô thị bị mai một, số lượng và khu vực bảo tồn trong đô thị ngày càng bị thi hẹp. Thực trạng đó hiện nay được báo động. Vừa qua thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn như Hà Nội, Đà Lạt cũng đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học để nghiên cứu tìm ra giải pháp. Nhưng hiện nay vẫn còn dừng lại ở hội thảo mà chưa tiến tới luật hóa, nghĩa là chưa đánh giá hết các tiêu chí cần phải bảo tồn của một công trình di sản.

​Di sản kiến trúc đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các thời đại. Việc nghiên cứu những gì đã diễn ra trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu các di sản là lý do quan trọng tại sao chúng ta phải tiến hành các công tác bảo tồn. Bảo tồn di sản bao gồm việc xác định và gìn giữ những mặt hữu hình của di sản: Đó chính là nơi tồn tại di sản và những sự kiện gắn liền với nó. Kết quả của công việc bảo tồn sẽ giúp chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều lý do quan trọng mà chúng ta cần bảo tồn những công trình kiến trúc cổ, vì đó là bằng chứng về những hình thái biểu hiện của các giai đoạn lịch sử, những quan điểm sống… được thể hiện dưới màu đỏ của mái ngói, dưới hình thù của các phiến đá hay những viên gạch. Và mỗi khi ta nhìn thấy nó, lòng chúng ta trào dâng một niềm khoan khoái lạ thường, một niềm vui khó tả khi cảm nhận được sự tồn tại của nó cũng như nỗi đau khi vật chừng ấy bị tàn lụi dưới dòng chảy của thời gian và bàn tay vô tình của con người. Hiểu được như vậy thì bảo tồn và phát triển là sự tương hỗ chứ không phải là hai mặt đối lập.

​Bảo tồn rồi nhưng không phát triển được là vì ngay từ đầu ta chỉ chú tâm tới việc phục dựng, làm cho công trình sống lại mà không dự tính cho nó một chức năng mới để khai thác, sử dụng vào mục đích phục vụ cho cộng đồng. Chúng ta không tính đến tính liên kết giữa công trình với các khu vực chức năng khác trong đô thị. Không tính đến tính kết nối các công trình di sản với nhau làm cho các di sản không được chú trọng hay quan tâm của cộng đồng. Các công trình di sản đó sau khi được trùng tu phục dựng rồi mai một, trôi vào quên lãng và xuống cấp trở lại. di sản đô thị lại xộc xệch, mất dần dấu ấn thời gian và giá trị của nó.

​Một công trình đẹp nằm ở trung tâm Sài Gòn chiếm một diện tích đất lớn nhưng luôn bị xâm lấn xung quanh không khai thác được, tính chất bất động sản của công trình quá lớn so với giá trị di sản. Không kết nối được với các công trình khác trong khu vực để khai thác hiệu quả thì việc gìn giữ bảo tồn có thể gây phản cảm, gây phản ứng từ chủ đầu tư và cộng đồng trong khu vực. Nhiều công trình như vậy rải rác khắp nơi ở trong khu vực của đô thị làm cho đô thị không phát triển được. Lý do nhìn đâu cũng bảo tồn, vì không có quy hoạch, đánh giá kỹ về mặt tổng thể di sản đô thị. Trong trường hợp này chúng ta nên dành đất đó để phát triển phù hợp với khu vực xung quanh.

Bảo tồn là để phát triển. Vì vậy bảo tồn là để gắn với xu thế phát triển chứ không phải bảo tồn để công trình để cản trở sự phát triển của đô thị. Bảo tồn phải phù hợp với công năng và thích dụng với nhu cầu thực tiễn thì đô thị mới phát triển bền vững.

Trường hợp “ dinh Thượng thơ” công trình có giá trị về mặt lịch sử phát triển đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và Miền Nam, có vị trí nằm trên trục đường gồm nhiều di sản mà lượng khách tham quan du lịch thành phố rất lớn, có tầm nhìn đẹp và không ảnh hưởng đến sự tầm nhìn của các công trình khác, có khoảng lùi và nằm ngay ngã tư Lý Tự Trọng và Đồng Khởi, có chiều cao vừa phải (2 tầng) làm tăng thêm thẩm mỹ cho đô thị. Giúp cho thành phố có nhiều “điểm đến” để tham quan.

Bảo tồn ‘Dinh Thượng thơ” là giúp tu bổ, chống xuống cấp cho công tình, kéo dài tuổi thọ của công trình, đồng thời chỉnh trang, tổ chức lại không gian làm việc, đáp ứng cho nhu cầu mở rộng của Ubnd thành phố. Xác định lại trong khuôn viên 18.000m2 trên 4 trục đường như thế công trình nào cần bảo tồn, công trình nào cần tháo dỡ để nhường đất cho việc mở rộng, chỉnh trang trụ sở làm việc của Ubnd thành phố. Từ đó, chúng ta xác định lại nhu cầu thực tế cho việc sắp xếp lại các chức năng, diện tích đất, để bố trí số lượng cán bộ có thể làm việc trong khu vực này.

Đó là bảo tồn để phát triển cho “Dinh Thượng thơ” và trụ sở Ubnd thành phố trong tương lai. Việc giữ lại công trình “dinh Thượng thơ” giúp ổn định tổ chức không gian trên các trục đường có nhiều di sản ít bị tác động là trục Lý Tự Trọng và Đồng Khởi.

KTS Cao Thành Nghiệp

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022