Tết đến là dịp con trẻ háo hức nhất bởi được mua sắm quần áo mới, ăn bánh kẹo thỏa thích và theo bố mẹ đi du xuân. Bên cạnh đó, điều mà mọi đứa trẻ mong chờ chính là những phong bao lì xì đỏ tươi.
Chưa Tết đã được thầy Toán lì xì sớm, học sinh ai nấy méo mặt và sự thật khiến dân tình đồng cảm
Lì xì vốn là một tập tục, nét văn hóa đẹp của người Á Đông. Đây là khoản tiền để chúc trẻ may mắn và sức khỏe trong năm mới. Tuy nhiên những năm gần đây, nét văn hóa đẹp này bị biến tướng khi nhiều trẻ quá coi trọng độ dày mỏng của phong bao. Không ít trẻ vòi vĩnh và so bì tiền lì xì ngay trước mặt khách khiến bố mẹ được phen muối mặt.
Anh Long (Hà Đông, Hà Nội) kể lại một tình huống xấu hổ vào Tết năm ngoái. Con trai anh tên N. (7 tuổi), mọi năm thường được họ hàng, bạn bè của bố mẹ lì xì rất nhiều. Vì nhiều người thân của anh có điều kiện nên bé N. hay được mừng tuổi từ 100.000 đồng trở lên.
Năm nào bé N. cũng được nhận nhiều tiền lì xì - Ảnh minh họa.
Hôm mùng 3, có người đồng nghiệp đến chúc Tết nhà anh. Khi anh Long đang rút bao lì xì ra mừng tuổi con gái của bạn thì bé N. bỗng từ đằng sau chạy ra, giằng lấy phong bao rồi cầm lại 1 tờ 50.000 bảo bố:
Lì xì cho con bao nhiêu tiền là phù hợp nhất? Câu hỏi khiến nhiều mẹ đau đầu và đây chính là gợi ýĐọc ngay
"Bố bớt lại tiền đi. Chú ấy mừng con có 50.000 thôi. Trong khi ai cũng mừng toàn 100.000. Bố cũng chỉ mừng 50.000 thôi chứ đừng mừng 100.000".
Câu nói của con trai khiến anh Long sốc nặng, ngượng đỏ mặt với khách. Còn người đồng nghiệp cũng xấu hổ và kiếm cớ đi về luôn. Sau hôm đấy, anh Long phải nghiêm túc dạy lại con thái độ khi nhận tiền lì xì.
Hãy dạy con ý nghĩa của tiền lì xì
Thực tế không chỉ con anh Long mà còn nhiều đứa trẻ khác đang có cách nhìn nhận không đúng về tiền lì xì. Trẻ không còn sự hồn nhiên với nét văn hóa đẹp. Thay vào đó, trẻ vòi vĩnh, thể hiện thái độ ra mặt khi tiền lì xì không như mức mong muốn.
Để tránh điều này, bố mẹ cần có biện pháp uốn nắn kỹ càng. Trước hết, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu về tục lệ nhận tiền lì xì đầu năm, về sự tốt đẹp của nét văn hóa này. Đây là cách giúp con biết trân trọng các phong bao lì xì và không vội vàng mở ra, bình phẩm trước mặt khách.
Bố mẹ không nên nhận xét về giá trị của tiền lì xì trước mặt con
Không ít bậc cha mẹ thường có thói quen bình phẩm trước mặt con: "Sao mình mừng con nhà đấy nhiều mà nhà đấy mừng con mình ít thế?".
Những cuốn sách tuyệt vời nhất để bố mẹ lì xì cho con ngày Tết
Muốn con nhỏ không quá coi trọng tiền lì xì thì chính bố mẹ cũng không nên "sân si" về vấn đề này. Đừng khó chịu khi con được ít tiền mừng tuổi hay tỏ ra quá vui mừng khi con nhận được nhiều. Đặc biệt, bố mẹ không nên hỏi: "Con được bao nhiêu tiền mừng tuổi rồi" hay nói: "Thích nhé, năm nay con được nhiều lì xì". Bởi những câu này sẽ khiến con chú trọng vào độ dày hơn là ý nghĩa của phong bao.
Dặn con hành xử lễ phép khi nhận lì xì
Trẻ nhỏ đôi khi chưa nhận thức rõ đâu là hành động đúng, sai. Nhiều khi trẻ vì tò mò nên háo hức mở phong bao lì xì ngay trước mặt khách. Bố mẹ cần dạy con kỹ càng về việc không được vội vàng mở phong bao, không được chê ít hay nhiều, không so bì. Quan trọng là con phải biết cảm ơn khi được nhận lì xì.