Nói về Helicobacter pylori (H. pylori hay HP), nhiều người có thể nghe rất lạ tai, nhưng đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay.

Helicobacter pylori là gì?

HP là một loại vi khuẩn kỵ khí hình xoắn ốc với điều kiện phát triển tương đối khắc nghiệt. Nó chủ yếu sống trên bề mặt của các tế bào biểu mô dạ dày.

Sau khi xuất hiện vi khuẩn HP trong dạ dày, rất dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng ở người. Các cuộc điều tra đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.

Hiện nay, khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lây nhiễm lên tới 80%.

Đừng làm 3 việc này để không lây bệnh cho cả nhà

1. Không gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa

Hầu hết những người bị HP lây lan từ miệng sang miệng thông qua việc gắp thức ăn cho người khác hoặc nhai, mớm cơm cho trẻ nhỏ.

Nếu bạn đang ở trong một cuộc tụ tập bạn bè và người thân, bạn không nên gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa, không sử dụng chung thìa đũa hoặc các dụng cụ ăn uống cũng như không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.

tuyet-chieu-lay-long-me-chong-cho-nang-dau-moi-hinh-4-15799259176061889074325.jpg

Giữa tháng 11/2019, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trẻ 6 tuổi gặp triệu chứng nôn nhiều, đi ngoài phân đen. Trước đó, bé có hiện tượng nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày và bị viêm dạ dày HP do thói quen nhai, mớm cơm cho bé của bà nội có tiền sử bị bệnh viêm loét dạ dày.

Theo PGS. TS. BS Trần Thanh Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương, "để phòng tránh, chúng ta nên vệ sinh dụng cụ ăn uống kĩ lưỡng. Đối với các thói quen mớm cơm cho trẻ, sử dụng chung thìa đũa sẽ là tăng nguy cơ lây nhiễm HP và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, cần được tuyệt đối loại bỏ. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần được chẩn đoán thật chính xác tại các cơ sở uy tín để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc lây bệnh cho người khác".

2. Hạn chế giao tiếp quá thân mật, nói chuyện trong bữa ăn

Vì vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường miệng (chất nôn và nước bọt), nên hãy cố gắng tránh giao tiếp quá thân mật, quá gần với người khác và hạn chế nói chuyện trong bữa ăn. Bởi trong quá trình giao tiếp, nước bọt có thể bị bắn ra một cách vô thức. Đây có thể là con đường lây lan HP mà nhiều người không ngờ tới.

focused265139072-stock-photo-happy-asian-family-two-kids-157992591759616665541.jpg

3. Không đến các nhà hàng kém vệ sinh

Hiện nay, vẫn có những nhà hàng không hợp vệ sinh, các dụng cụ ăn uống không được khử trùng đúng theo lịch trình và chế biến các nguồn thực phẩm không đảm bảo. Do đó, để ngăn ngừa HP, bạn không nên đến các nhà hàng này.

istockphoto-939061850-612x612-1579926004987161529894.jpg

Tóm lại, sự lây lan HP bắt nguồn từ việc giao tiếp giữa người với người hoặc chia sẻ thức ăn trong bữa cơm. Để phòng tránh lây lan bệnh, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về phòng ngừa H.P và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh bệnh ngày càng trở nặng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022