Tôi vẫn nhớ như in cái ngày bố tôi dắt mẹ kế thứ 2, cũng là người vợ thứ 3 của bố về nhà. Hôm ấy trời mưa lâm râm, kiểu mưa dai dẳng khiến người ta bứt rứt. Tôi đang ngồi lau cái bộ tràng kỷ cũ kỹ nhưng là của 1 đống đồng tiền thì nghe tiếng xe máy phân khối lớn giá trị cả trăm triệu rú ga trước cổng. Bước vào là bố tôi tay dắt theo một người phụ nữ ăn mặc sặc sỡ, phía sau lẽo đẽo một cậu bé chừng 10 tuổi nhìn tôi với ánh mắt tò mò lẫn thách thức.

"Đây là con trai của bố" - bố tôi vỗ vai cậu bé, giọng đầy vẻ tự hào mà chưa bao giờ tôi được nghe khi nói về mình. Đứa bé này là con riêng của mẹ kế nhưng không hiểu vì sao bố tôi lại tự hào về nó như thế nó là con đẻ của mình.

Chuyện xảy ra nhanh như một cú vồ của con mèo đói. Chưa đầy một tuần sau, căn phòng nhỏ - nơi tôi đã sống suốt 22 năm - bị dọn trống để nhường chỗ cho con trai hờ của bố. Bố nói với giọng điệu như đang ra lệnh cho thợ xây: "Mày dọn ra ngoài thuê nhà mà ở, nhà chật quá rồi, mày lớn rồi tự lập đi" . Tôi đứng chết trân, cố nuốt trôi cục nghẹn trong cổ họng.

Đêm đầu tiên lang thang, tôi ngủ nhờ trong quán net với 20.000 đồng còn sót lại trong ví. Tiếng bàn phím lách cách, mùi mồ hôi nồng nặc và cái lạnh từ máy lạnh xối thẳng vào gáy khiến tôi tỉnh táo một cách đau đớn. 22 tuổi, bằng tuổi các bạn đang hồn nhiên đi du lịch Bali check-in sống ảo, còn tôi - không nhà, không tiền, không cả một lời quan tâm từ người đã sinh ra mình.

12 năm trời, tôi sống như một cái bóng. Từ bán hàng online, làm công nhân may đến phục vụ quán nhậu - tôi làm đủ nghề chỉ để không phải chết đói và quan trọng là để đủ tiền đóng học phí cho năm cuối cùng của đại học. Có những đêm mưa gió, nằm co ro trong căn phòng trọ ẩm mốc, tôi tự hỏi không biết bố có bao giờ thử gọi cho tôi không. Điện thoại cũ vẫn giữ nguyên số, nhưng màn hình chẳng bao giờ sáng lên cái tên "Bố".

avatar1743497276131-17434972762752119410275.jpeg

Suốt 12 năm, tôi vật lộn sống, từ uất hận, không cam lòng dần trở thành chấp nhận và cố mà vươn lên. Rồi ông trời chẳng đày đọa ai mãi, tôi lấy chồng, kiếm việc làm ổn đinh, dần dà mở kinh doanh riêng và phát đạt...

Rồi đến 1 ngày, tôi ghé tiệm cắt tóc cũ gần nhà bố - thói quen vô thức của một kẻ nhớ nhà dù chẳng còn về cái căn nhà ấy bao giờ nữa. Chị chủ tiệm vừa xịt nước lên tóc tôi vừa buôn lấy buôn để: "Bố em với bà vợ ba bỏ trốn rồi, nợ như chúa Chổm!"

Hóa ra, ngôi nhà xưa giờ là "điểm nóng". Bố tôi lừa bán nhà cho ba người cùng lúc, vay tiền đủ các kiểu. Mỗi ngày đều có vài dân anh chị mặt mày cáu kỉnh đứng chực trước cổng. Căn phòng năm xưa tôi bị đuổi đi giờ đầy rác rưởi. Cửa đóng kín, không có dấu hiệu của người sinh sống.

Tôi gọi chai nước, ngồi ở quán cóc đối diện ngắm nghía ngôi nhà cũ. Lạ thay, trong lòng không còn giận dữ, chỉ thấy một nỗi buồn man mác. 12 năm trước, tôi ra đi với trái tim tan vỡ. 12 năm sau, trở lại với bãi chiến trường của những toan tính, bố tôi - người đã chọn vợ mới, con mới, cuối cùng cũng bị chính những lựa chọn ấy nuốt chửng.

Tôi đứng dậy, vứt chai nước vào thùng rác. Tiếng chai nhựa va vào thành thùng kêu "cạch" một cái thật to. Nghe như tiếng đóng lại một chương đời. Vẫn biết máu mủ là thứ không thể chối bỏ, nhưng có những vết nứt quá sâu, đến nỗi dù có cố gắng hàn gắn cũng chỉ thành sẹo lồi mà thôi.

Bóng tôi kéo dài trên con đường làng cũ, 12 năm rồi, đau đớn tủi hổ cũng đã qua rồi, giờ đây tôi đã đủ mạnh mẽ để bước đi mà không cần ngoái lại.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022