photo-16-17090461337321157142695.jpg
photo-15-17090461322101586207899.jpg

Đồng hồ điểm 20h, trong một phòng phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bệnh nhi Nguyễn Minh Anh (13 tuổi) được đưa vào. PGS.TS Hoàng Gia Du - Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, đeo găng tay, dặn dò kíp mổ chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cho cuộc phẫu thuật dự kiến sẽ kéo dài.

photo-14-1709046130775545428468.jpg

Minh Anh bị vẹo cột sống ngực thắt lưng vô căn. Càng lớn, phần cột sống của em càng cong vẹo, biến dạng khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, lưng liên tục đau mỏi. Sau khi thăm khám, các bác sỹ chỉ định mổ nắn chỉnh cột sống để không gây biến chứng ở các cơ quan khác.

photo-13-17090461296421392995357.jpgphoto-12-1709046128381722323356.jpgphoto-11-17090461269291925534889.jpg

TS Hoàng Gia Du là người trực tiếp cầm dao mổ. Ông là chuyên gia đầu ngành, có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, đã thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật. Trước khi ca mổ bắt đầu, các bác sỹ đo đạc các chỉ số giải phẫu cột sống của người bệnh.

photo-10-1709046124688715871325.jpg

Sau khi kiểm tra tất cả các chỉ số sinh tồn của người bệnh, các y bác sỹ bắt đầu cuộc phẫu thuật nắn chỉnh lại cột sống cho bé gái 13 tuổi.

photo-9-17090461232891162531088.jpg

PGS.TS Hoàng Gia Du cho biết, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, tiết kiệm thời gian, kíp mổ sử dụng hệ thống định vị không gian 3 chiều và chụp cắt lớp cột sống vi tính đa dãy hiện đại nhất hiện nay.

photo-8-17090461213141035714231.jpgphoto-7-170904611962266119234.jpg

Sau khi gây mê, sát trùng, các bác sỹ bộc lộ vùng mổ tại phần lưng người bệnh, bắt vít qua cuống thân đốt sống ngực của bệnh nhân.

photo-6-170904611771469365706.jpg
photo-5-1709046115893406963566.jpgphoto-4-1709046113575196608791.jpg

Ê-kíp phẫu thuật đặt hai thanh giằng cố định cột sống hai bên để nắn chỉnh tối đa tình trạng vẹo cột sống vùng ngực và thắt lưng rồi ghép xương tự thân, xương nhân tạo cho người bệnh.

photo-3-17090461121501463158601.jpg
photo-2-1709046110012385108505.jpg

Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống đánh giá, đây là ca mổ khó, bệnh nhân nhỏ tuổi, tình trạng cong vẹo cột sống bẩm sinh lại dễ đi kèm các bệnh lý về tuỷ sống, tim mạch, hô hấp... nên bác sỹ phẫu thuật phải có tay nghề cao, hiểu biết về thần kinh. Quá trình mổ, các bác sỹ phải cực kỳ cẩn thận vì cột sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi, đứng của người bệnh. "Chúng tôi phải cận thận từng bước để không làm ảnh hưởng đến chức năng khác trên cơ thể của bé", PGS.TS Hoàng Gia Du cho hay.

photo-1-17090461083291326434455.jpg

Sau nhiều giờ, ca phẫu thuật hoàn tất, bác sỹ khâu tạo hình vết mổ. Bệnh nhân nằm lại phòng hậu phẫu theo dõi trước khi chuyển xuống phòng hồi sức. Trưởng ca mổ cho biết, cột sống giúp chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương, chi phối hoạt động đi lại của con người. Việc nắn chỉnh cột sống sẽ giúp bảo vệ phần tủy sống, không gây thêm tổn thương cho các vùng khác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022