1. Có nên tẩy lông vùng kín?

Theo BS. Nguyễn Bích Ngọc - Khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lông mu là lông mọc xung quanh bộ phận sinh dục. Giống như những vùng lông khác trên cơ thể, lông mu chứa mồ hôi, dầu và vi khuẩn, cộng thêm việc ở vùng kín, khó thoáng khí nên chúng có thể có mùi nồng hơn so với các vùng khác trên cơ thể. Điều này khiến không ít người cho rằng, lông mu gây mùi, mất vệ sinh và muốn tẩy lông ở khu vực này. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại khi bạn vệ sinh thường xuyên và đúng cách.

Hơn thế, việc tự ý cạo, tẩy hoặc triệt lông mu có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ tiềm ẩn như:

- Nhiễm trùng: Lông mu có chức năng bảo vệ bằng cách ngăn ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh vào cơ thể. Do đó, việc loại bỏ lông mu có thể khiến một số người dễ bị nhiễm trùng thông thường hơn, chẳng hạn như viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men... Tẩy lông cũng có thể gây kích ứng da, dẫn đến nhiễm trùng da như viêm mô tế bào và viêm nang lông.

- Lông mọc ngược: Lông mọc ngược là những sợi lông cuộn tròn và mọc ngược vào da. Chúng bị mắc kẹt thay vì xuyên qua và xuất hiện trên bề mặt nơi bạn thường có thể nhìn thấy chúng. Những sợi lông mọc ngược thường sẽ gây ra vết sưng trên da, có thể đỏ và ngứa.

Do đó, BS. Nguyễn Bích Ngọc khuyến cáo, chị em phụ nữ không nên tùy tiện cạo hoặc triệt lông vùng kín. Trong một số trường hợp như: chuẩn bị sinh con, trước ca phẫu thuật liên quan đến các vấn đề phụ khoa (vì lông mu quá dày dẫn đến viêm nhiễm...), bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ lông vùng kín.

tl---Copy-1.pngChị em phụ nữ không nên tùy tiện cạo hoặc triệt lông vùng kín, lông mu vẫn có lợi nhiều hơn có hại.

2. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách như thế nào?

Do âm đạo có chức năng tự làm sạch nhờ chất dịch làm sạch (dịch tiết âm đạo) mang các tế bào chết và các vi sinh vật khác ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, việc thụt rửa sâu vào âm đạo không được khuyến khích, trừ khi được bác sĩ tư vấn trong một số trường hợp đặc biệt.

Để giữ vệ sinh vùng kín, chỉ cần dùng nước ấm sạch và dung dịch vệ sinh có độ PH trung tính để làm sạch phần bên ngoài của bộ phận sinh dục (âm hộ). Tránh sử dụng xà phòng bởi chúng thường có độ pH cao hơn và chứa hương liệu có thể làm khô hoặc thậm chí gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm.

Trong điều kiện bình thường, chỉ nên rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh duy nhất 1 lần trong ngày. Dùng tay rửa nhẹ nhàng và rửa sạch lại với nước. Lạm dụng dung dịch vệ sinh sẽ làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây tình trạng kích ứng, nhiễm trùng...

Ngoài ra, hãy lưu ý:

- Hạn chế cạo lông mu. Thay vào đó, có thể lựa chọn tỉa hoặc cắt gọn bớt đi nếu thấy lông quá nhiều và gây bất tiện trong quá trình vệ sinh.

- Nhẹ nhàng thấm khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm. Thấm từ trước ra sau bởi vi khuẩn từ hậu môn có thể lây sang âm đạo và gây nhiễm trùng.

- Mặc đồ lót làm từ sợi tự nhiên, không bó sát. Bởi vi khuẩn kỵ khí tồn tại trong âm đạo khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, như mặc quần áo quá chật, quá bí trong một thời gian dài.

- Không nên sử dụng băng vệ sinh thường xuyên mỗi ngày vì sẽ gây bí bách, tăng tiết dịch âm đạo hơn.

- Trong kỳ kinh nguyệt, đảm bảo thay băng vệ sinh sau mỗi 3-4 giờ và nhẹ nhàng làm sạch bằng nước ấm.

- Thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc khi gặp các triệu chứng bất thường như mùi âm đạo hôi, tanh kèm theo khí hư ra quá nhiều, có màu vàng, màu xanh hoặc màu hồng nhạt để được chẩn đoán và điều trị.

page.jpg?width=150Đẹp+
Đính đá lên mặt, tẩy lông mày và những kiểu làm đẹp đang là xu hướng

Theo Sức Khỏe Và Đời Sống 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022