Nội dung chính

Xuất khẩu hồ tiêu dự đoán đạt kỷ lục.

Tác dụng của hồ tiêu.

Bài thuốc từ hồ tiêu.

Xuất khẩu hồ tiêu năm nay dự đoán đạt kỷ lục

Hạt tiêu hay hồ tiêu là cây gia vị mang lại giá trị xuất khẩu tỷ đô cho Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu hồ tiêu trong 10 tháng năm 2024 đạt 220,3 nghìn tấn, với giá trị 1,12 tỷ USD. Xuất khẩu hồ tiêu giảm 2,3% về khối lượng nhưng tăng 48,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2014, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam lập kỷ lục 1,2 tỷ USD, nhưng từ sau đó đến năm 2023, đã mất mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, với kết quả 10 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng trưởng gần 50%, thì sau 10 năm, xuất khẩu hồ tiêu đã giành lại được mốc 1 tỷ USD. Dự báo cả năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sẽ lập mốc kỷ lục mới - 1,3 tỷ USD, theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

gia-ho-tieu-hom-nay-292024-gia-tieu-trong-nuoc-tang-manh-thi-truong-the-gioi-on-dinh-02-9699-1734075557171-1734075557414723396505.jpeg

Hồ tiêu

Không chỉ là gia vị, hồ tiêu còn được ca ngợi với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của hồ tiêu mà ít người biết tới.

Tác dụng của hồ tiêu

Hồ tiêu có tên gọi khác là cổ nguyệt, hạt tiêu, tiêu; tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ hồ tiêu.

Hồ tiêu có các khoáng chất, tinh bột, lipid và protein. Vỏ quả chín có chứa tinh dầu thơm, trong hạt có nhựa cay và nóng.

  • sao-nu-sex-is-zero-bi-quyet-tre-lau-giong-song-hye-kyo-17338281095251970683542-0-18-673-1095-crop-17338281125621231627586.jpg

    Nữ chính phim "Sex is Zero" U50 da căng bóng: Bí quyết trẻ lâu khiến nhiều người kinh ngạc, hóa ra không khác "tình địch" Song Hye Kyo là bao

Theo bác sĩ, lương y Nguyễn Hữu Trọng, Ủy viên thường trực Hội Nam Y Việt Nam, hồ tiêu có vị cay, mùi thơm dịu, tính nóng, có tác dụng với liều thấp là một chất kích thích tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa, điều hòa tỳ vị, chữa các chứng đau bụng lạnh, đầy bụng, nôn mửa, thổ tả. Ngày dùng 2-4g sắc uống hoặc nghiền bột hoàn viên uống.

Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi hồ tiêu đuổi các sâu bọ, do đó hồ tiêu được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn. Hồ tiêu còn có tác dụng kháng khuẩn cao nên giúp chống nhiễm trùng ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, giảm sưng viêm khớp, khắc phục các vấn đề về răng lợi như sâu răng.

Trong y học hiện đại, nghiên cứu cho thấy hồ tiêu có chứa chất piperin giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột non, đồng thời kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hydrochloric thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện các vấn đề như ăn lâu tiêu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đau bụng. Chất piperin còn làm tăng lượng serotonin được sản xuất trong não bộ. Chất này giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Các chất có trong lớp vỏ hạt tiêu giúp cơ thể đốt cháy lượng calo dư thừa, tăng bài tiết mồ hôi, đào thải độc tố. Sử dụng một ít vỏ ngoài của hạt tiêu đen trước khi tập luyện thể thao sẽ làm tăng hiệu quả đốt cháy tế bào mỡ dư thừa.

Một số bài thuốc từ hồ tiêu

Bác sĩ Trọng cho biết hồ tiêu có thể ứng dụng trở thành bài thuốc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe như sau:

- Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, đầy chướng bụng: Hồ tiêu sao thơm tán dập 2g, tai hồng sao thơm 6g. Các vị cho vào 100ml nước, sắc lấy 50ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang.

- Chữa viêm, ngứa âm đạo: Hồ tiêu 9g. Giã dập hồ tiêu cho vào 1 lít nước đun sôi, để nguội, rửa “vùng kín”. Ngày rửa 2 lần, rửa tới khi hết ngứa, sưng viêm thì dừng.

- Chữa lang ben: Lá hồ tiêu 3-5 lá, lá trầu không 5-10 lá. Hai loại rửa sạch giã nhỏ trộn với giấm thanh hoặc rượu trắng, bọc vào vải xô sạch, xát vào nơi lang ben, ngày dùng 2-3 lần.

Với liều cao, hồ tiêu có thể gây độc cho cơ thể, co giật, bác sĩ Trọng lưu ý.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022