Ngày 27/8, bác sĩ Nguyễn Đức Lịch, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết trẻ nhập viện khi hôn mê sâu, trầy xước khắp cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị suy hô hấp nguy kịch do đuối nước.

Ê kíp áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, thở oxy dòng cao, điều trị kháng sinh và corticoid.

Sau 5 ngày điều trị, trẻ dần ổn định, thoát nguy kịch.

A-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-27-lu-3390-4021-1724748982.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M8E_y73-0MZoVByVRWSy7Q

Hình ảnh chụp Xquang phổi bệnh nhân khi nhập viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động, khiến trẻ nhanh chóng bị hôn mê, tim chậm dần rồi ngừng hẳn. Thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước là từ 0 – 4 phút, tính từ lúc trẻ rơi vào nước.

Bác sĩ khuyến cáo không để trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối, ao hồ mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu... để tránh bị ngã, rơi xuống hố. Bố mẹ nên dạy con tập bơi và trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, cách nhận biết khu vực nước sâu, nguy hiểm.

Khi gặp trẻ bị đuối nước, không được dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy gây ngạt và có thể để lại di chứng não. Việc cần làm là sơ cứu hô hấp nhân tạo, ép tim tại chỗ để giải phóng đường hô hấp, sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

duoi-nuoc-mua-he-1617679401.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4n9cxfTMsXUwyxmBhpfsSA
Đuối nước mùa hè

Cách nổi tránh đuối nước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ vừa qua, đuối nước đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi.

Tại Việt Nam, số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022