Món ăn "đặc sản" và nguy cơ nhiễm sán

Đang điều trị sán não tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), ông T.V. H (sống tại một tỉnh miền núi Tây Bắc) vẫn không hiểu vì lý do gì ông lại bị mắc căn bệnh này.

Ông H tâm sự, ông là cựu chủ tịch xã mới về hưu theo chế độ được một thời gian. Những tưởng tuổi về hưu an nhàn thì cũng sẽ khoẻ mạnh, không ngờ ông H lại thường xuyên bị đau đầu, có lần còn bị co giật. 

"Cuối tháng 11/2023 tôi bị co giật, có đi điều trị tại bệnh viện ở địa phương, khi đỡ được cho ra viện. Bác sĩ nói tôi bị huyết áp cao và thần kinh yếu nên về nhà theo dõi", ông H tâm sự.

Khoảng 10 tháng sau lần bị co giật đầu tiên, ông H xuất hiện co giật lần 2. Buổi sáng hôm đó, ông H dậy thấy đầu đau, choáng váng, rồi co giật. Gia đình lo lắng đưa ông H đi khám. Lần này, ông H được chỉ định chụp CT não. Bác sĩ phát hiện nhiều tổn thương nằm rải rác trong não của ông H. Bác sĩ nghi ngờ ông H mắc sán não và chuyển ông xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ điều trị.

base64-17247234301521963658474-1724735548694-17247355490032117879704.jpeg

Ông H chia sẻ (ảnh Ngọc Minh).

Tại Bệnh viện, ông H được chẩn đoán mắc sán não với nhiều tổn thương. Ông H đã điều trị tại bệnh viện được 20 ngày. Hiện ông vẫn còn mệt nhiều do dùng thuốc tẩy sán nhưng triệu chứng đau đầu đã giảm.

Theo ông H, ông là một người có sức khỏe tốt. Sau khi xuất ngũ, ông làm công tác quản lý tại xã nên thường phải đi đây, đi đó nhưng chưa từng bị ốm hay bệnh tật gì.

  • avatar1719058589832-1719058590231859551813-4-0-1004-1600-crop-1719058703658271919589.jpeg

    Bé 7 tuổi được phát hiện nhiễm sán dây chuột

Nói về thói quen ăn uống, ông H cho biết ông ăn uống rất cẩn trọng. Tuy nhiên, khi đi cơ sở một số địa phương cũng có mời ông ăn món "đặc sản" tiết canh lợn rừng.

"Từ khi tôi về hưu, tôi không còn ăn tiết canh, thuốc lá cũng bỏ. Không ngờ phát hiện nhiễm sán não khiến tôi phải nhập viện", ông H nói.

Khi được bác sĩ giải thích thói quen ăn đồ sống và "đặc sản" tiết canh lợn rừng chính là nguyên nhân khiến ông H mắc sán não, ông H đã không khỏi bất ngờ. Ông H tâm sự: "Không ngờ được mời ăn món 'đặc sản' lại bị nhiễm bệnh".

Biết nhiễm sán từ việc ăn tiết canh, đồ sống, ông H cho biết: "Giờ tôi quán triệt cả nhà không ai được ăn tiết canh. Bị bệnh, trải qua những cảm giác đau đớn tôi mới thấy sợ. Sau lần điều trị này, khi về nhà tôi cũng truyền thông để mọi người bỏ hẳn tập tục ăn tiết canh giải nhiệt, lấy may".

Dấu hiệu cảnh báo mắc sán não

288cef12e143461d1f52-1724720309530945318035-1724735551561-172473555170936945163.jpg

Bác sĩ Hách chỉ tôn thương của bệnh nhân H (ảnh Ngọc Minh).

Bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, trường hợp bệnh nhân H có những tổn thương khá điển hình của sán não với các triệu chứng như: đau đầu, co giật, buồn nôn, máy giật cơ, yếu liệt người...

Bệnh nhân H đã được áp dụng phác đồ điều trị sán não, hiện các triệu chứng đau đầu đã giảm nhiều.

Nguyên nhân nhiễm sán não là do người ăn phải ấu trùng sán lợn từ những thực phẩm chưa được nấu chín, ví dụ như ăn tiết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín, nem chạo…

Theo bác sĩ Hách, trường hợp bệnh H cho rằng nếu ăn các món này mà chế biến từ thịt lợn sạch thì ko có nguy cơ bệnh tật là không đúng, do rất khó có thể kiểm soát được nguy cơ bệnh tật, ký sinh trùng trong quá trình nuôi. Do vậy, người có thói quen ăn tiết canh, nem chạo, thịt lợn chưa chế biến chín thì nguy cơ nhiễm sán vẫn cao.

Theo bác sĩ, cách tốt nhất để phòng ngừa sán não là không ăn tiết canh lợn, không ăn những thực phẩm thịt lợn chưa chín kỹ. Đồng thời, nên thực hiện an toàn vệ sinh khi chế biến thịt lợn, ăn chín uống sôi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022