Nguyễn Văn Bảo, nam thanh niên 22 tuổi làm thợ sửa nhôm kính đến từ Hà Nội, thấy mắt mờ đi trong lúc làm việc. Nghĩ do bụi từ việc cắt nhôm nên chàng trai chỉ mua thuốc rửa mắt và không đi khám.

Bảo bỏ qua những lời nhắc nhở của gia đình về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, cho rằng bản thân còn trẻ, khỏe, không cần lo lắng quá nhiều về sức khỏe. Công việc thuận lợi khiến Bảo quên đi sự mệt mỏi của cơ thể, chỉ tập trung làm sao kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ gia đình và thực hiện những ước mơ cá nhân.

"Tôi làm việc đến đêm khuya mỗi ngày, đôi khi không ăn uống đúng bữa, càng không nghĩ đến chuyện đi khám sức khỏe", Bảo nói.

Việc ngủ ít, ăn uống không lành mạnh, không vận động thể dục khiến Bảo liên tục thấy mệt mỏi, nhưng anh cho rằng đó là dấu hiệu của áp lực công việc. Những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, và tiểu ít ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhưng Bảo vẫn không để ý. Chỉ đến khi bị ngất, được đưa vào viện cấp cứu, huyết áp tăng cao, kèm sốt anh mới biết bệnh tình nguy hiểm của bản thân.

Bác sĩ kết luận Bảo suy thận giai đoạn cuối. "Lúc đó tôi mới thực sự hiểu rằng không có gì quý giá hơn sức khỏe. Mọi thứ tôi tích góp được từ công việc giờ đây chỉ dùng để điều trị căn bệnh này", Bảo nói.

20191219164514048225chay-than-nhan-tao2max-800x800-10551886-1725601717441-17256017185351510764025.jpg

22 tuổi đã suy thận vì chủ quan.

BSCKII Lê Quang Hải, khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Nông Nghiệp, cho biết, Bảo nhập viện trong tình trạng huyết áp cao và thiếu máu, thận của anh bị tổn thương trong thời gian dài mà không được phát hiện kịp thời.

Suy thận mạn là căn bệnh phát triển âm thầm, nguy hiểm, thường không có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu ban đầu.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận là lối sống thiếu lành mạnh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Việc ăn uống không điều độ, thiếu vận động thể dục thể thao và không khám sức khỏe định kỳ là các yếu tố nguy cơ lớn.

  • 1494669736-149457636714507-1-17255021085711962532876-0-0-337-539-crop-17255021164551972062639.jpg

    Trái cây rất tốt nhưng có 5 loại quả ăn nhiều coi chừng sỏi thận, suy thận, người bệnh cần tránh

"Tình trạng làm việc quá sức, ăn uống không hợp lý và thiếu vận động tạo áp lực lên hệ thống thận, khiến cơ quan này ngày càng suy yếu. Thận có chức năng lọc các chất thải và điều chỉnh lượng nước, muối trong cơ thể. Khi bị suy yếu, chức năng lọc của thận giảm đi, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như tăng huyết áp, thiếu máu và suy giảm các cơ quan khác", bác sĩ Hải phân tích.

Bác sĩ còn chỉ ra mối liên hệ giữa các bệnh lý mạn tính và suy thận, đặc biệt là bệnh tiểu đường và gout. Người bị tiểu đường nếu không được  quakiểm soát tốt lượng đường huyết có thể bị suy thận sau khoảng 5 đến 7 năm. Tương tự, người mắc bệnh gout thường liênn đến việc tăng axit uric trong máu, nguy cơ gây suy thận nếu không điều trị đúng cách. Đối với người trẻ tuổi, bác sĩ cảnh báo rằng họ thường không chú ý đến các dấu hiệu của bệnh huyết áp, dẫn đến việc tăng huyết áp diễn ra âm thầm trong nhiều năm mà không được phát hiện.

Ông cũng cảnh báo tăng huyết áp và suy thận có mối quan hệ hai chiều. Khi thận bắt đầu suy yếu, huyết áp của bệnh nhân dần dần tăng lên theo mức độ suy giảm của thận. Điều này gây ra vòng xoáy bệnh lý nguy hiểm như thận càng suy yếu, huyết áp càng cao; khi huyết áp tăng, nó lại tiếp tục gây tổn thương thêm cho thận.

Thận chứa các cầu thận, khi huyết áp tăng, áp lực trong các mạch máu của thận cũng tăng theo, khiến màng lọc cầu thận trở nên dày và mất đi khả năng lọc. Máu không được lọc hiệu quả, dẫn đến lượng máu đến thận ít đi, từ đó chức năng của thận tiếp tục giảm sút.

Bác sĩ Hải nhấn mạnh rằng, với những bệnh nhân mắc suy thận, cơ thể sẽ dần thích nghi với tình trạng huyết áp cao. Khi thận đã suy tới giai đoạn cuối, cơ thể không còn khả năng tự điều chỉnh, khiến huyết

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022