Bạn có để ý, một số người uống bao nhiêu nước đi chăng nữa, họ cũng không đi vệ sinh nhiều lần trong ngày? Ngược lại, những người khác, dù chỉ uống một ít nước cũng cần phải đi vệ sinh thường xuyên?

Người đi vệ sinh ngay sau khi uống nước có vấn đề về thận? Bạn có thể biết cơ thể mình khỏe mạnh như thế nào chỉ bằng cách nhìn vào việc đi tiểu không?

Người vừa uống nước vừa chạy vào toilet có vấn đề về thận?

Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên chúng ta phải nói về quá trình hình thành nước tiểu.

Thận là cơ quan chính của hệ tiết niệu. Chúng lọc các chất thải và nước dư thừa từ máu để tạo thành nước tiểu.

Thông thường phải mất 30 đến 45 phút để nước biến thành nước tiểu, nhưng điều này đôi khi không được đảm bảo. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nước tiểu tạo ra nhanh nhất chỉ sau 6-8 phút, chậm nhất không quá 2 giờ. Mặc dù khoảng thời gian này lớn nhưng đó là điều bình thường.

dau-hieu-di-tieu-canh-bao-benh-than-suy-giam-tuoi-tho2-172451789865529297232-1724548336840-17245483377871580221717-1724574583459-17245745838681253170223.jpg

Trên thực tế, việc bạn muốn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước hay chỉ một lần trong nửa ngày sẽ tốt cho sức khỏe? Tần suất đi tiểu sẽ khác nhau ở mỗi người và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự trao đổi chất, kích thước bàng quang, lượng nước tiêu thụ, số lượng bài tập hoặc nhiệt độ thời tiết.

Nếu bạn muốn đi vệ sinh ngay sau khi uống nước, đây có thể là dấu hiệu của quá trình trao đổi chất nhanh hoặc bàng quang nhạy cảm. Đây không phải là vấn đề. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên đến mức ảnh hưởng cuộc sống, bạn nên kiểm tra xem mình có mắc bệnh về hệ tiết niệu hay tiểu đường hay không.

Mặt khác, nếu bạn chỉ đi vệ sinh nửa ngày một lần thì có thể là do bàng quang lớn hoặc cơ thể bạn có khả năng điều tiết nước tốt, nhìn chung là bình thường.

Vậy đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là tốt cho sức khỏe? Nước tiểu bình thường sẽ trông như thế nào?

Tần suất

Đi vệ sinh khoảng 3 - 5 lần trong ngày, hiếm khi hoặc không bao giờ đi vệ sinh vào ban đêm được đánh giá có sức khỏe tốt.

dau-hieu-di-tieu-canh-bao-benh-than-suy-giam-tuoi-tho1-17245178986651112214319-1724548339866-17245483399381225467765-1724574584409-17245745845021295798930.jpg

Màu sắc

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt và màu sắc có thể thay đổi tùy theo nồng độ, từ trong đến vàng đậm.

Độ trong suốt

Nước tiểu ở người khỏe mạnh phải trong, không đục.

Mùi

Nước tiểu bình thường có mùi hơi giống amoniac nhưng không có mùi khó chịu rõ ràng.

4 bất thường khi đi tiểu cảnh báo bệnh tật, tuổi thọ suy giảm

Một số người có thể nghĩ rằng nước tiểu chỉ là một chất thải được cơ thể loại bỏ ra ngoài và không có gì quan trọng. Trên thực tế, nước tiểu có thể cho chúng ta biết nhiều điều về sức khỏe của mình. Nếu bạn có những thay đổi bất thường trong nước tiểu sau tuổi 60, đó có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh.

1. Đi tiểu thường xuyên

dau-hieu-di-tieu-canh-bao-benh-than-suy-giam-tuoi-tho4-1724517898601537756008-1724548340386-1724548340502579785481-1724574584954-1724574585124458183531.jpg

Nếu bạn thấy mình cần đi vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu hoặc sức khỏe tuyến tiền liệt, đường tiết niệu nếu thường xuyên đi tiểu kiểu này.

2. Thay đổi màu nước tiểu

Nước tiểu có màu đậm như trà đặc là dấu hiệu của các vấn đề về gan hoặc túi mật, có thể báo hiệu bệnh viêm gan.

Nếu bạn đi tiểu ra máu, có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, ung thư thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

3. Giảm lượng nước tiểu

Nếu lượng nước tiểu mỗi ngày dưới 100ml thì bạn nên cảnh giác với bệnh suy thận. Khi gặp phải tình trạng này, bạn phải chú ý và đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt, đặc biệt là kiểm tra nồng độ creatinin trong máu. Nó có thể phản ánh thận có hoạt động bình thường hay không.

4. Nước tiểu có bọt

Nước tiểu có nhiều bọt cho thấy nước tiểu chứa quá nhiều protein. Đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thận như viêm thận hoặc hội chứng thận hư.

dau-hieu-di-tieu-canh-bao-benh-than-suy-giam-tuoi-tho3-17245178986461585332000-1724548341156-17245483412671565878412-1724574585470-1724574585565845373734.jpg

Loại bỏ 3 thói quen mà thận sợ nhất liên quan chuyện đi tiểu

1. Nhịn tiểu lâu

BS Ma Zhiwei (Chuyên khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) nhắc nhở rằng, việc nhịn tiểu rất có hại cho hệ tiết niệu.

Nhịn tiểu thường xuyên không phải là thói quen đi tiểu lành mạnh. Nếu nước tiểu trong bàng quang không được ra ngoài kịp thời, nước tiểu sẽ đọng lại trong bàng quang quá lâu. Điều này không những khiến dòng nước tiểu không thông suốt mà còn gây ra các tai biến về tim mạch, mạch máu não, nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ bàng quang hoặc chảy máu bàng quang.

2. Ăn quá mặn

Thận chịu trách nhiệm xử lý 95% lượng muối trong thực phẩm.

Nếu bạn nạp quá nhiều muối sẽ khiến thận bị quá tải. Theo thời gian, thận sẽ không thể chịu đựng được. Quá nhiều muối có thể khiến natri tích tụ trong cơ thể, huyết áp tăng cao.

Những tình trạng này sẽ gây áp lực lớn hơn lên cầu thận, lâu dài sẽ gây bệnh thận.

3. Quá mệt mỏi

GS Liu Bichen (Chuyên khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc) chỉ ra rằng, làm việc quá sức có thể gây ra các vấn đề về thận. Khi bạn cảm thấy đặc biệt mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.

Điều này khiến thận dễ bị virus, vi khuẩn tấn công hơn, dẫn đến tổn thương thận. Tổn thương thận nghiêm trọng cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng urê huyết tán huyết.

Vì vậy, nước tiểu giống như một "nút báo" của thận, giúp chúng ta hiểu rõ về sức khỏe tổng thể của cơ thể. Nếu phát hiện bất kỳ điều gì bất thường ở nước tiểu như thay đổi màu sắc, mùi ... thì bạn cần chú ý. Tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

(Ảnh minh họa: Internet)

(Nguồn: 163, Health)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022