Bà Du (khoảng 40 tuổi, sống tại Quảng Châu - Trung Quốc) suýt phải trả giá bằng tính mạng sau khi mặc định triệu chứng sốt cao và đau cơ cùng lúc là do cảm lạnh. Theo bà kể, cảm giác khó chịu đầu tiên đến từ cổ họng, cụ thể là hơi đau rát ở họng kèm ho không có đờm. Tiếp đến, bà cảm thấy hơi đau đầu và sốt cao, hơi nhức mỏi ở các cơ, nhất là ở tay và chân.

1-172234666575054621754-1722347537712-1722347538548644104421-1722401760190-17224017605421065072086.jpg

Người phụ nữ suýt mất mạng do nhầm viêm phổi bởi Chlamydia abortus là cảm lạnh (Ảnh minh họa)

Bằng kinh nghiệm của bản thân, bà Du cho rằng mình bị cảm lạnh và tự mua thuốc uống nhưng 2 ngày không thuyên giảm. Người nhà khuyên bà đi bệnh viện nhưng bà không chịu với lý do chỉ là cảm lạnh, nếu mới nhẹ đã nhờ tới bác sĩ sẽ bị “nhờn thuốc”.

Ba ngày tiếp theo, bà liên tục sốt cao trên 39 độ C, đổ nhiều mồ hôi, chân tay yếu tới mức gần như không thể đi lại, thở yếu. Người nhà quá lo lắng nên gọi xe cấp cứu đưa bà tới Bệnh viện Trung ương Phiên Ngung trực thuộc Đại học Y Quảng Châu (Trung Quốc).

  • untitled-1828-1713281617668-1713281618375633573227-0-0-425-680-crop-1713281655292364657880.jpg

    Khoang miệng người phụ nữ “nở hoa” trắng xóa, đau đớn vì nhiễm loại nấm tưởng chỉ có ở vùng kín

Kết quả kiểm tra cho thấy bà Du bị nhiễm trùng phổi, có dấu hiệu suy thận do nhiễm khuẩn Chlamydia abortus. Ngay lập tức, bà được đưa tới phòng cấp cứu của Khoa truyền nhiễm. Dù các bác sĩ đã cố gắng kiểm soát nhưng đến ngày hôm sau, tình trạng của bà xấu đi nhanh chóng. Độ bão hòa oxy trong máu giảm xuống 80% (bình thường trên 95%), suy đa tạng bao gồm: suy thận, suy gan, suy hô hấp và sốc nhiễm trùng nguy hiểm.

May mắn là sau nhiều giờ nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ đa khoa, tính mạng của bà đã thoát khỏi cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Bảy ngày tiếp theo, bà được điều trị tại Khoa hồi sức tích cực, sau đó tình trạng dần ổn định và được cai máy thở, rút ống nội khí quản để chuyển sang Khoa Đa khoa tiếp tục điều trị. Hiện tại, tình hình sức khỏe của bà đang dần tiến triển theo hướng tích cực.

Tại sao nhiễm Chlamydia abortus dễ nhầm với cảm lạnh?

Chlamydia abortus - còn được gọi là Chlamydia phá thai. Đây là một loại vi khuẩn nhân sơ sống bên trong tế bào gram âm. Vật chủ chính của nó là các loài gia súc, phổ biến như: cừu, lợn, dê… Vật nuôi bị nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai vào cuối thai kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Chlamydia abortus có thể lây nhiễm sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, gây ra bệnh SARS và sảy thai ở phụ nữ mang thai, đồng thời là mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người.

base64-17223467732901409462353-1722347540157-1722347540361438290604-1722401761257-1722401761437147645709.jpeg

Nhiễm Chlamydia abortus thường bị nhầm với cảm lạnh do cùng gây sốt và yếu tay chân (Ảnh minh họa)

Nhiễm trùng ở người và động vật có thể xảy ra nếu con người hít phải nó qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần gũi với gia súc bị bệnh. Nhưng sự lây truyền từ người sang người là tương đối hiếm. Với trường hợp của bà Du, bà tiếp xúc với đàn bò và cừu đang thời gian sinh nở.

Các bác sĩ cho biết Chlamydia abortus thường được cho là gây sảy thai, thai chết lưu và nhiễm trùng thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhưng hiếm khi gây viêm phổi ở người. Mặc dù nhiễm trùng ở người có thể không có triệu chứng, nhưng nếu có chúng thường giống với cảm lạnh thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Nhất là triệu chứng sốt kèm đau nhức và yếu chân tay.

Tuy nhiên, sốt do cảm lạnh thường là sốt nhẹ dai dẳng, nhiều hơn về đêm còn sốt do Chlamydia abortus thường cao trên 38,5 độ C liên tục bất kể ngày đêm. Cảm lạnh gây sổ mũi nhưng bệnh bởi Chlamydia abortus thì gần như không. Đau nhức cơ thể và yếu tay chân do Chlamydia abortus thường liên quan tới đau khớp còn cảm lạnh là đau cơ. Ngoài nhức đầu, ớn lạnh, ho không có đờm thì nhiễm Chlamydia abortus còn dẫn tới triệu chứng sợ ánh sáng, nôn mửa, đau họng và viêm cơ tim.

Bệnh dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng ở gan, thận, rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa, suy đa tạng… Trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phần lớn các trường hợp được báo cáo xảy ra ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 36.

ja02-1722347031407493318173-1722347541033-17223475412821315273510-1722401762398-17224017626301419313743.png

Người thường xuyên tiếp xúc với các loại gia xúc có nguy cơ cao nhiễm Chlamydia abortus (Ảnh minh họa)

Bác sĩ điều trị của bà Du cũng nhắc nhở, đối với nhiễm trùng Chlamydia abortus, trọng tâm chính là phòng ngừa. Cần tăng cường khả năng miễn dịch và chú ý vệ sinh cá nhân. Người thường xuyên tiếp xúc với gia súc sống hay giết mổ đều phải chú ý vệ sinh môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Nếu có các triệu chứng kể trên và đặc biệt là có lịch sử tiếp xúc với gia súc thì nên nhanh chóng tới bệnh viện.

Nguồn: KKnews, Asian One

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022