Người đàn ông sốc khi nhận chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối

Người đàn ông Lưu Hoàng 63 tuổi ở Sơn Đông, Trung Quốc vốn là một người lạc quan, luôn điềm tĩnh đối mặt với mọi vấn đề. Khoảng 6 tháng trước, ông Lưu bắt đầu cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

“Lúc đầu, tôi chỉ thấy chán ăn, thường xuyên đau âm ỉ ở vùng bụng trên bên phải. Sau đó khi soi gương, tôi phát hiện da của mình hơi vàng. Tuy nhiên, thời điểm đó tôi không quá bận tâm. Gần đây, tôi xuất hiện thêm tình trạng mệt mỏi quá mức khi đi lại, dù tôi chỉ mới đi được vài bước”, ông Lưu chia sẻ.

Vì cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên ông Lưu quyết định đi khám tại bệnh viện. Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, ông Lưu được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Kết quả chẩn đoán này khiến ông Lưu và gia đình vô cùng sốc.

Ông Lưu được chỉ định nhập viện điều trị. Tuy nhiên, sau ba tháng điều trị, tình trạng của ông Lưu xấu đi nhanh chóng do chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Ông Lưu đã qua đời ngay sau đó.

ipar-17223348366741070940951-1722346473425-17223464740701925265386.jpg

Người đàn ông đi khám được chẩn đoán mắc ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm “chí mạng”

  • avatar1722260413429-1722260413792111098689-0-31-314-533-crop-17222604620071577562461.png

    5 việc khiến bác sĩ ung thư trực tràng 'kinh hãi' và sẽ không bao giờ làm, thực tế nhiều người luôn mắc phải

Trong quá trình điều trị bệnh cho ông Lưu, bác sĩ cũng đã phát hiện ra 2 sai lầm khiến ông Lưu mắc ung thư gan giai đoạn cuối.

Sai lầm đầu tiên là bỏ qua các triệu chứng cảnh báo của cơ thể. Rõ ràng bệnh nhân Lưu đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chán ăn, đau bụng âm ỉ, vàng da nhiều tháng trước nhưng ông lại luôn cho rằng đó là bệnh của người già và bỏ qua không đi khám”, bác sĩ cho biết.

Theo bác sĩ, việc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo đã khiến bệnh nhân phát hiện ra bệnh muộn, khiến ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn. Điều này gây khó khăn cho quá trình điều trị.

“Nếu bệnh nhân Lưu chú ý đến những triệu chứng này ở giai đoạn đầu và tiến hành khám chữa bệnh kịp thời bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội điều trị khỏi ung thư hơn”, bác sĩ thở dài chia sẻ.

ung-thu-gan1-16474752932741549899144-1722335111359-17223351115701079725894-1722346474674-1722346476136245464527.jpg

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo giúp quá trình điều trị ung thư gan diễn ra hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cho biết, sai lầm thứ hai của bệnh nhân Lưu là ăn uống không điều độ và uống rượu quá nhiều. Mặc dù ông Lưu không phải là một người nghiện rượu nhưng ông lại có thói quen uống rượu trong nhiều năm. Thêm vào đó, ông Lưu thường xuyên thích ăn các món ăn nhiều dầu mỡ và muối. Thói quen ăn uống không điều độ cộng thêm việc thường xuyên sử dụng rượu bia đã làm tăng gánh nặng cho gan và tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư gan

Thông qua trường hợp của bệnh nhân Lưu, bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau bụng vùng mạn sườn bên phải, sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da, vàng mắt, bụng phình to do tích tụ chất lỏng (cổ trướng), khó thở, mệt mỏi hoặc suy nhược,... trong thời gian dài, mọi người nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư gan từ sớm, mọi người nên:

- Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B: Viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý: Không ăn thực phẩm bị mốc, hạn chế ăn quá nhiều muối, đường.

- Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đây là yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan. Hạn chế thức khuya để gan có đủ thời gian nghỉ ngơi, từ đó hạn chế nguy cơ tổn thương tế bào gan.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022