
GĐXH - Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cơ thể chuẩn bị chống lại ung thư bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên...
Đi bộ tập thể dục sai cách, người đàn ông bị thoái hóa khớp gối
Để kiểm soát bệnh mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch, ông Minh (60 tuổi, Trung Quốc) đã thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, vận động nhiều hơn bằng cách đi bộ tập thể dục.
Theo ông Minh, đi bộ là bài tập dễ dàng cho người cao tuổi. Ông quyết định chọn đi bộ 10.000 bước/ngày. Sau thời gian dài kiên trì như vậy, ông Minh giảm được 5kg, mỡ máu được kiểm soát. Ông vô cùng hài lòng với kết quả này nên vẫn tiếp tục đi bộ, tập thể dục thể thao hàng ngày.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, gần đây ông Minh thường xuyên bị đau đầu gối, cổ chân khiến ông khó di chuyển nên đến viện khám. Sau khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận ông bị đau do thoái hoá khớp.
Bác sĩ giải thích thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên nguyên nhân chính là do ông Minh đã lớn tuổi nhưng tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp và khiến khớp nhanh thoái hoá.
Bác sĩ cho biết, việc vận động thường xuyên là tốt nhưng cần cân nhắc thể trạng, sức khoẻ, tuổi tác để lựa chọn bộ môn, tần suất phù hợp, tránh gây các chấn thương khiến sức khỏe suy giảm.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ tập thể dục không?
Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn và xương, đôi lúc còn kèm theo viêm khớp và suy giảm dịch nhầy trong khớp, dẫn đến sưng khớp và đau nhức. Khi người bệnh vận động sẽ làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau nhức, khó chịu. Đó là lý do nhiều người bệnh e ngại các hoạt động như đi bộ hay chạy bộ.
Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, việc tránh vận động hoàn toàn có thể khiến khớp gối mất dần độ linh hoạt, lưu thông máu kém hiệu quả và làm co cứng nhiều bộ phận khác như cơ, gân, dây chằng. Điều này không những làm tăng cảm giác đau nhức mà còn làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Trái lại, vận động đều đặn, đi bộ đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn duy trì sự linh hoạt, cải thiện chức năng của khớp gối. Vậy nên, duy trì thói quen đi bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Ảnh minh họa
Người bị thoái hóa khớp đi bộ tập thể dục cần biết điều này
- Khởi động trước khi tập luyện: Bạn nên dành 5 - 10 phút để thực hiện các động tác khởi động. Bước này giúp làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi vận động. Khi kết thúc buổi tập luyện, hãy nhẹ nhàng xoa bóp và vận động khớp gối để giúp cơ thư giãn.
- Đi bộ đúng kỹ thuật: Người bị thoái hóa khớp gối nên đi chậm rãi và sải bước vừa phải. Khi đi nên giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, tay vung nhẹ nhàng. Chân tiếp đất từ gót chân, sau đó là toàn bộ bàn chân và cuối cùng là mũi chân.
- Cường độ tập luyện phù hợp: Khi bắt đầu tập luyện bạn không nên đi bộ quá 60 phút mỗi ngày và lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất để tập luyện. Có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và nghỉ ngơi giữa các đoạn đường. Dần dần, khi đã quen, hãy cố gắng tăng cường thời gian và quãng đường đi bộ để nâng cao hiệu quả tập luyện.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp: Đi bộ vào sáng sớm và buổi tối đều mang lại những lợi ích riêng biệt. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp và cải thiện tập trung, đồng thời giảm tần suất và cường độ đau. Đi bộ buổi tối hỗ trợ điều hòa cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.
- Dừng tập khi cảm thấy đau: Trong quá trình đi bộ, nếu bạn cảm thấy đau nhiều ở khớp gối, hãy tạm ngừng và không nên cố gắng đi tiếp. Điều này giúp tránh làm tổn thương thêm khớp.

Tập thể dục thường xuyên là thói quen giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tập luyện theo 4 kiểu dưới đây ngược lại sẽ gây hại cho cơ thể.

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Đứng dậy và thực hiện một vài bước đi bộ không chỉ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng mà còn là bước đầu tiên hướng tới tuổi thọ cao.