Lá mơ lông khả năng ít "ngậm" thuốc trừ sâu

Lá mơ được dùng để làm thực phẩm và chữa bệnh phổ biến. Ảnh minh họa.
Cây mơ lông mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá mơ lông còn ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe ít người biết đến. Cây mơ lông là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất, vừa là thực phẩm ăn hàng ngày vừa là vị thuốc trị bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Mỹ đánh giá loại rau này là 'tốt nhất thế giới', Việt Nam trồng khắp nơi
Lá mơ lông, còn được gọi là lá mơ tam thể hay lá mơ lông mèo. Đây là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam.
Thông tin trên báo Người Lao Động, lá mơ lông chứa các enzym giúp tăng tiết dịch vị, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do có tính kháng khuẩn và sát trùng cao, vì thế mơ lông không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn được mệnh danh là "thần dược" chữa bệnh tiêu chảy và các bệnh khác.
Các hoạt chất trong lá mơ lông có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thảo mộc này còn có tác dụng làm giảm co thắt ruột, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Ngoài ra, lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp giảm viêm khớp, giảm sưng tấy, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Mơ lông được nhiều người cho là vị thuốc "cứu tinh" cho các bệnh đau nhức xương khớp ở người già.
Loại lá này thường leo giàn thậm chí mọc dại nhiều nên không lo bị phun hóa chất hay thuốc trừ sâu.
Rau sam ít "ngậm" thuốc trừ sâu

Rau sam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Rau sam (tên khoa học Portulaca oleracea) là loại cây thân cỏ. Ở nước ta, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ.
Loại rau này có vị hơi chua, không độc, tính hàn và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được, trừ phần rễ.
Theo chia sẻ của Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) trên báo Phụ nữ Việt Nam, rau sam (tên gọi khác là mã xỉ hiện, mã xỉ thái) có vị chua, tính hàn, là nguồn kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc.
Rau sam giúp kích thích hệ tiêu hoá, thanh nhiệt, trị nóng do có tính hàn. Nó được xem là nguồn kháng sinh tự nhiên, có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa. Rau sam còn có khả năng tiêu thũng nên hỗ trợ điều trị tình trạng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da.
Rau sam gặp đất ẩm là lan mạnh, phát triển tốt mà không cần dùng hóa chất, thực sự là loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc nhất chợ.
Đây là một loại rau vô cùng tốt cho sức khỏe chúng ta có thể chế biến món rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam. Đây không chỉ là loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều món ăn ngon, mà còn là phương thuốc tự nhiên có nhiều công dụng.