20200327tieu-duong-0-1720531473864-17205314742901564928487-31-0-531-800-crop-17205316780051407131701.jpgNgười tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần sẽ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh 50 tuổi (ở Thanh Thủy, Phú Thọ) được chuyển đến viện trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 7 điểm, huyết động phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao.

Được biết, trước đó người bệnh có dấu hiệu choáng, ngất nên được đưa vào Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy. Tại đây, khi các bác sĩ đang thực hiện các biện pháp thăm khám cấp cứu, người bệnh xuất hiện ngừng tim và đã được cấp cứu kịp thời, sau 20 phút có tim đập trở lại (thông tin từ Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy).

nhoi-mau-co-tim-17238174085542116707841.jpg

Hình ảnh người bệnh ngừng tim đang được cấp cứu

Sau khi áp dụng các biện pháp hồi sức và ổn định được người bệnh, Trung tâm đã liên hệ và chuyển người bệnh lên điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ bằng xe cứu thương và có kip hồi sức hỗ trợ khi vận chuyển.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được tiếp nhận vào khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tình trạng sốc nặng, glasgow 7 điểm, thở theo máy, huyết động phụ thuộc vào 2 thuốc vận mạch liều cao.

Ngay trong 20 phút đầu tiên khi đang được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, và các bác sĩ đang hội chẩn với chuyên khoa tim mạch thì người bệnh tiếp tục xảy ra ngừng tim lần 2. Ngay lập tức, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn: Ép tim, sốc điện,…, sau 10 phút, tim đập trở lại.

Lúc này, tình trạng người bệnh vẫn rất nặng, sau khi chụp chiếu, các bác sĩ xác định người bệnh bị nhồi máu cơ tim tại vị trí LAD II và được đặt 1 stent mạch vành. Người bệnh tiếp tục được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực như: Thở máy nâng cao, dùng các thuốc trợ tim và vận mạch liều cao hỗ trợ huyết động và đặc biệt là áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, lọc máu, theo dõi huyết động bằng Pico…

Sau thời gian hồi sức và điều trị tích cực 9 ngày, người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, tỉnh táo hoàn toàn, nhịp tim và huyết áp ổn định. Người bệnh tiếp tục được điều trị và theo dõi duy trì bởi 2 chuyên khoa Hồi sức và Tim mạch.

nhoi-mau-co-tim1-1719978517149490219264-0-0-489-782-crop-17199792442791468128938.jpgNgười đàn ông 45 tuổi bị nhồi máu cơ tim khi chơi tennis thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt mắc phải

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim khi chơi tennis thừa nhận có thói quen hút thuốc trong nhiều năm. Gần đây, anh có dấu hiệu nặng ngực, ho, khó thở...

truyen-nuoc-1713498350072210647353-0-0-640-1024-crop-171349835550984817716.jpgNgười đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022