Học viện Ngân hàng chiều 17/8 công bố điểm chuẩn với hai nhóm.

Với nhóm theo thang điểm 30, điểm trúng tuyển từ 25,6 đến 28,13. Ngành Luật kinh tế cao nhất - 28,13, tăng 1,63 điểm so với năm ngoái. Với mức này, trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt hơn 9 điểm mới đỗ.

Nhiều ngành khác lấy trên 26 như: Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng, Ngân hàng số, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Ngành Quản trị du lịch thấp nhất với 25,6 điểm.

Với nhóm xét theo thang 40 (môn Toán nhân hệ số 2), ngành Tài chính có điểm trúng tuyển cao nhất - 34,2, trung bình thí sinh phải đạt 8,5 điểm một môn.

Điểm chuẩn các ngành của Học viện Ngân hàng năm 2024 như sau:

452839318-1897698644041874-408-3735-8368-1723887963.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vYeL_QtiIQtJwFroeZ5hjQ
453456085-1610195146225314-223-1253-3649-1723887963.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9L69LUmPYgAzBg9x-VVAdg

Năm nay Học viện Ngân hàng tuyển hơn 3.500 sinh viên ở trụ sở Hà Nội, tăng 200 so với năm ngoái. Năm phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng, dựa vào học bạ (20% tổng chỉ tiêu), xét chứng chỉ quốc tế (15%), điểm thi đánh giá năng lực (15%) và điểm thi tốt nghiệp THPT (50%).

Giữa tháng 6, trường đã công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm. Với xét học bạ, điểm chuẩn cao nhất là 29,9 với các ngành theo thang 30 và 39,9 với thang 40, tăng nhẹ so với năm ngoái.

Học phí năm học 2024-2025 của Học viện Ngân hàng dự kiến 25-37 triệu đồng với chương trình chuẩn và chất lượng cao. Nếu học hệ liên kết quốc tế, sinh viên đóng 340-380 triệu đồng cho 4 năm, có thể cao hơn nếu học năm cuối ở nước ngoài.

Tra cứu học phí hơn 100 đại học

bav-1723792327-8191-1723854416.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8wN59HAt1zzGJNh78D0uzg

Sinh viên Học viện Ngân hàng. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Dương Tâm

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022