Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc Triệu Thuần Sinh (86 tuổi) là một chuyên gia đầu ngành kỹ thuật cơ khí của Trung Quốc. Ông là người có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Trung Quốc.

Khi còn trẻ, viện sĩ Triệu dành phần lớn thời gian cho công việc. Ông thường làm việc đến 2-3 giờ sáng hoặc thậm chí là thức cả đêm. Do đó, sức khỏe của ông cũng dần bị bào mòn.

Năm 2000, với cường độ làm việc quên ăn quên ngủ, viện sĩ Triệu đã nhiều lần bị ngất xỉu trong lúc đang làm việc. Dù cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường nhưng viện sĩ Triệu đã chủ quan và không đi khám. Chỉ đến khi cơ quan tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, viện sĩ Triệu mới tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện. Kết quả khám cho thấy phổi phải của viện sĩ Triệu có khối tổn thương lớn, nghi ngờ là ung thư phổi.

Lúc này, viện sĩ Triệu Thuần Sinh cũng cho biết bản thân ông đã xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng từ lâu nhưng không đi khám. Sau khi thực hiện sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán viện sĩ Triệu mắc ung thư phổi. Ông đã phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phổi phải.

Sau khi điều trị khỏi ung thư phổi, viện sĩ Triệu lại tiếp tục được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày trong một lần tái khám tại bệnh viện. Viện sĩ Triệu lại tiếp tục phải nhập viện để phẫu thuật cắt bỏ hơn một nửa dạ dày.

Ở tuổi 62, viện sĩ Triệu đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật cắt bỏ 1 bên phổi và 1 phần dạ dày để điều trị 2 căn bệnh ung thư ác tính. Ông đã bị sụt 11kg sau 2 lần điều trị ung thư.

Thời điểm đó, người thân và bạn bè vô cùng lo lắng cho tình trạng sức khỏe của viện sĩ Triệu.

Tuy nhiên, viện sĩ Triệu đã cố gắng điều dưỡng sức khỏe. Sau đó, ông thậm chí còn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Năm 2003, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ mới cho động cơ siêu âm và giành giải nhất về Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc. Năm 2005, viện sĩ Triệu Thuần Sinh được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

2024041916530674178-172112471539073278816-1721194322885-17211943236541627642377.jpg

Sau khi điều trị khỏi 2 căn bệnh ung thư, viện sĩ Triệu Thuần Sinh vẫn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Bí quyết giữ gìn sức khỏe của viện sĩ Triệu Thuần Sinh

Hiện tại, ở tuổi 86, viện sĩ Triệu vẫn duy trì được sự khỏe mạnh, vui vẻ. Trong một lần phỏng vấn, khi được hỏi về bí quyết giữ gìn sức khỏe sau 2 lần điều trị ung thư, viện sĩ Triệu cho biết ông thường thực hiện 3 thói quen sau.

1. Chú ý nghỉ ngơi, không thức khuya

Viện sĩ Triệu cho biết, trước khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông thường làm việc quên cả nghỉ ngơi và thức đến sáng.

“Đây là sai lầm lớn nhất của tôi”, viện sĩ Triệu chia sẻ.

Theo viện sĩ Triệu, thường xuyên thức khuya, không chú trọng việc nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi quá độ. Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Điều này làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh tật.

Do đó, từ khi điều trị khỏi ung thư, ông luôn chú trọng tới việc nghỉ ngơi. Ông không còn thức khuya để làm việc nữa mà sẽ đi ngủ sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc.

803c77d6b60245fca8269428d184304b-17211245765792111971364-1721194324463-17211943245911725674681.jpeg

Sau khi điều trị khỏi 2 căn bệnh ung thư, viện sĩ Triệu Thuần Sinh đã chú ý tới việc nghỉ ngơi điều độ.

2. Sử dụng dụng cụ ăn uống riêng

Thói quen này bắt đầu từ sau khi viện sĩ Triệu cắt bỏ khối u ở dạ dày.

  • du-an-moi-14-1721151277759369020845.jpg

    14 năm ù tai không thể lý giải, người phụ nữ Hà Nội không ngờ mắc bệnh hiếm, rất dễ đột quỵ

Viện sĩ Triệu chia sẻ: “Bác sĩ cho biết căn bệnh ung thư dạ dày của tôi không phải do di căn từ ung thư phổi. Tôi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP), dẫn đến viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, tôi đã không phát hiện và điều trị viêm loét dạ dày sớm khiến bệnh tái đi tái lại. Bác sĩ nói đây là yếu tố nguy cơ khiến tôi mắc ung thư dạ dày”.

Vì đã cắt bỏ một phần dạ dày nên viện sĩ Triệu cần đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống để hạn chế nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn HP, gây hại cho dạ dày.

Viện sĩ cho biết, vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm từ miệng sang miệng, xảy ra khi chúng ta dùng dụng cụ ăn uống chung. Do đó, ông đã sử dụng dụng cụ ăn uống riêng thay vì dùng đũa ăn chung mâm cơm với mọi người như trước kia.

Thói quen này đã góp phần giúp ông hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP gây ra các vấn đề ở dạ dày, từ đó giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Viện sĩ Triệu chia sẻ, trước đây, ông thường xuyên bỏ bữa vì bận rộn làm việc. Thói quen này đã bào mòn sức khỏe của ông. Do đó, sau khi điều trị khỏi 2 căn bệnh ung thư, ông đã đặt đồng hồ báo thức để nhắc nhở bản thân ăn đúng giờ và đủ bữa.

Viện sĩ Triệu thường ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe như, các loại rau củ quả, món hấp luộc ít gia vị thay vì đồ chiên rán ngập dầu, nhiều muối. Điều này đã giúp ông đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và duy trì sự khỏe mạnh trong 24 năm kể từ khi mắc ung thư.

Bên cạnh các thói quen kể trên, viện sĩ Triệu cũng cho biết, thái độ lạc quan đối diện với bệnh tật và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là những yếu tố giúp ông duy trì sức khỏe ở tuổi 86.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022