benh-tieu-duong2-17210219381221005281287-0-31-314-533-crop-17210221248551965205971.jpgNgười đàn ông mắc bệnh tiểu đường sớm phải chạy thận vì một sai lầm khi uống nước

GĐXH - Không có thói xấu như hút thuốc hay uống rượu, nhưng người đàn ông mắc bệnh tiểu đường này lại thường thích ăn những đồ chứa nhiều đường và chất béo. Hàng ngày, anh thường uống đồ uống có đường thay cho nước lọc.

Người bệnh tiểu đường ăn rau sam có làm hạ đường huyết?

Rau sam thường mọc dại rất nhiều ở vườn quê Việt, nhiều người không biết ăn nhưng lại được coi là “thần dược” tại nhiều nước trên thế giới.

Rau sam từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là "thuốc chữa bách bệnh toàn cầu". Y học cổ truyền Trung Quốc xem rau sam là một “vị thuốc trường thọ” với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất. 

Trong Dược thư Cổ của Anh Quốc đã đề cập rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-sam-1721100963128315952976.jpg

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu khoa học, rau sam là một loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác.. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.

3 công dụng tuyệt vời của rau sam với người bệnh tiểu đường

Giảm lượng đường trong máu

Một nghiên cứu gần đây trên chuột được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy, chất chiết xuất từ rau sam cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh đường huyết cao và tiểu đường loại 1, bao gồm viêm và rối loạn chức năng hệ thống sinh sản.

Một nghiên cứu khác xem xét các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường, đã kiểm tra tác động của chiết xuất rau sam đối với hội chứng chuyển hóa và phát hiện ra rằng, chiết xuất rau sam làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cân bằng lipid (chất béo) trong máu.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, rau sam có đặc tính chống ôxy hóa, chống viêm, chống béo phì và đường huyết cao.

Giúp đào thải chất béo

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hiệu quả của hạt rau sam ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Người ta phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ hạt rau sam trong 5 tuần đã cải thiện mức chất béo trung tính và huyết áp. Đồng thời giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI).

BMI được sử dụng để ước tính tổng lượng mỡ trong cơ thể và đo lường nguy cơ mắc các bệnh có thể xảy ra do lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, đường huyết và bệnh tiểu đường loại 2.

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-sam1-17211011846241719633304.jpg

Ảnh minh họa

Giúp giảm cholesterol trong máu

Rau sam chứa một lượng lớn axit béo omega-3, có thể làm giảm đáng kể LDL hoặc cholesterol xấu. Tiêu thụ một chế độ ăn giàu omega-3 cũng đã được chứng minh là ngăn ngừa cholesterol cao, huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do khả năng chống viêm của chúng.

Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên báo cáo khoa học, tiêu thụ hạt rau sam có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol ở phụ nữ bị xơ vữa động mạch.

4 nhóm người không nên ăn rau sam?

Phụ nữ mang thai

Theo y học cổ truyền, rau sam có tính hàn và có thể gây kích thích tử cung. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sam, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ăn rau sam có thể gây tử cung co bóp, gây ra sảy thai hoặc sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Người bị tiêu chảy

Rau sam có tính hàn, do đó không phù hợp cho người đang bị tiêu chảy do lạnh bụng. Vì điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Người có dạ dày yếu

Những người này cần nên hạn chế tiêu thụ rau sam để tránh tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và có thể gây suy giảm hệ miễn dịch cùng nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Người đang uống thuốc Bắc

Trong quá trình sử dụng thuốc Bắc, tốt nhất là không nên ăn rau sam, vì việc tiêu thụ có thể giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-sam5-1721101206041825656366.jpg

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường dùng rau sam bao nhiêu là đủ?

- Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày.  

- Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng.  

- Có 3 thứ tuyệt đối không nên dùng chung với rau sam là: thịt ba ba, rùa và trứng vịt lộn. Nếu dùng chung, nó có thể gây ra ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.  

nguoi-benh-tieu-duong-an-ngo-luoc-1720493576554359964944-0-0-472-755-crop-17204940205731628919823.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn ngô nên chọn thời điểm này để tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu ăn ngô nên chọn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng...

benh-tieu-duong6-17205008064861366243024-22-0-421-639-crop-17205008127571002082861.jpg4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua

GĐXH - Kháng insulin chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường...

20200327tieu-duong-0-1720531473864-17205314742901564928487-31-0-531-800-crop-17205316780051407131701.jpgNgười tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần sẽ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022