Bát sứ nhiều hoa văn, họa tiết thời gian gần đây được rất nhiều người ưa chuộng. Bà Ngân (Hà Đông, Hà Nội) kể, dạo này bà có sở thích sưu tầm bát sứ nhiều màu sắc sặc sỡ vì trông rất bắt mắt, bài trí mâm cơm cũng rất đẹp. Đặc biệt, các cháu của bà Ngân mỗi lần đến nhà lại tranh giành nhau bát đẹp nên bà càng muốn mua nhiều, để chiều theo sở thích của cháu.

bat-su-hoa-tiet-chua-kim-loai-nang1-17250761811222064165394.jpg

Bát sứ nhiều hoa văn, họa tiết thời gian gần đây được rất nhiều người ưa chuộng. (Ảnh minh họa: Internet)

Bà thường lên các hội nhóm, người bán hàng online trên facebook, để đặt mua những chiếc bát sứ đầy họa tiết, màu sắc. Không cần quan tâm nguồn gốc, chất lượng, miễn là chúng rất đẹp mắt, giá lại rẻ bèo, thế là đủ thu hút bà Ngân mua.

  • luu-y-an-com-mua-thu1-17248369271261117712103-997-0-1918-1474-crop-17248375605201653811602.jpg

    5 lưu ý khi ăn cốm đảm bảo ngon sạch, tránh rước hóa chất vào người

Tuy nhiên, gần đây, bà nghe nói loại bát này chứa chất kịch độc, dùng lâu dài có thể gây hại lớn cho sức khỏe. Điều đó khiến bà rất lo lắng và mang băn khoăn đi hỏi chuyên gia.

Bát sứ giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ có nhiều hoa văn sặc sỡ có thể chứa chất kịch độc

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nay trên thị trường có nhiều loại bát sứ có họa tiết.

Chúng có thể xuất hiện trên bề mặt , bên ngoài bề mặt bát đĩa... Trong đó, loại bát sứ có màu sắc tươi sáng, nhiều họa tiết trên bề mặt với giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường chứa nhiều chì, cadmium và các kim loại nặng khác. 

bat-su-hoa-tiet-chua-kim-loai-nang3-17250761810831747107249.jpg

Loại bát sứ có màu sắc tươi sáng, nhiều họa tiết trên bề mặt với giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường chứa nhiều chì, cadmium và các kim loại nặng khác. (Ảnh minh họa: Internet)

Với nhiệt độ nung thấp, các chất màu không được cố định hoàn toàn, dễ bị mài mòn hoặc phai màu. Họa tiết nằm ngay trên bề mặt, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Khi đựng thực phẩm nóng hoặc có tính axit, quá trình này sẽ làm tăng sự phân giải của kim loại nặng. Đây là chất kịch độc khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính như ung thư.

Ngoài ra, nếu bị nhiễm độc kim loại nặng từ bát sứ nhiều hoa văn, họa tiết kém chất lượng qua đường ăn uống, bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước, thiếu máu, kích ứng phổi, mất trí nhớ, tổn thương gan, thận, xương yếu...

Làm sao để nhận biết bát sứ an toàn, loại bỏ nguy cơ mua phải hàng dễ chứa độc tố nói chung?

1. Màu sắc

Đặt bộ bát đĩa dưới ánh sáng, xem ánh sáng khúc xạ của phần có hoa văn và phần không có hoa văn xem có thống nhất với nhau không. Nếu không thì tốt nhất không nên mua vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng rất cao.

2. Kết cấu cảm ứng

Bên trong bát sứ khi chạm vào có độ mịn, mượt không, có ranh giới rõ ràng ở mép của hoa văn, họa tiết, màu trên men có cảm giác tương đối thô giống như kết cấu nhãn dán hay không.

bat-su-hoa-tiet-chua-kim-loai-nang2-1725076181116401286526.jpg

Xét về khía cạnh an toàn, gốm sứ trắng tinh khiết có mức độ an toàn cao nhất. (Ảnh minh họa: Internet)

3. Lớp men

Lớp men của sơn lót rất cứng, lớp sơn phủ kém hơn có thể làm xước một phần hoa văn. Nếu bát có hiện tượng này thì tốt nhất không nên mua.

4. Màu sắc

Chuyên gia cho biết thêm, xét về khía cạnh an toàn, gốm sứ trắng tinh khiết có mức độ an toàn cao nhất. Hoặc bạn thích hoa văn họa tiết thì có thể chọn bộ đồ ăn bằng gốm có hoa văn bên ngoài, màu trắng tinh khiết bên trong.

Khi chọn bát sứ, bạn nên tìm sản phẩm của các nhà sản xuất thông thường. Đồng thời chọn bộ đồ ăn bằng sứ trắng tinh, hoặc màu tráng men có sự kiểm soát chặt chẽ về nguyên liệu thô và quy trình sản xuất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022