Như bao ngày cuối tuần khác, thứ Bảy, Mai định bụng sẽ ngủ nướng một chút sau một tuần mệt mỏi nhưng kết quả từ phòng khám gửi đến lúc 8h sáng khiến cô bừng tỉnh:
"Kết quả xét nghiệm HPV: Dương tính".
Cô sững sờ. Tim đập loạn nhịp, cô bấm máy gọi cho bạn trai – người cũng vừa đi khám sức khỏe tổng quát cùng Mai cách đây một tuần. Một phút im lặng ngột ngạt trên đầu dây, rồi bạn trai cô trả lời:
Tiêm vắc xin HPV ở Việt Nam: Loại vắc xin nào hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với bạn?Đọc ngay
"Anh cũng... dương tính".
Mai và Dũng quen nhau gần ba năm. Không ai có "quá khứ bão táp", cả hai đều yêu nhau nghiêm túc và chưa từng có đời sống tình dục phức tạp. Họ vẫn luôn nghĩ rằng HPV - loại virus lây truyền qua đường tình dục - là chuyện của ai đó khác, chứ không phải mình. Cũng vì chuyện này mà Mai và bạn trai trách cứ, đổ lỗi cho nhau.
Tại phòng khám, bác sĩ nhẹ nhàng giải thích: "HPV là virus rất phổ biến. Có đến 80% người trưởng thành từng nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Nó có thể 'ngủ yên' trong cơ thể nhiều năm mà không hề biểu hiện gì".
Mai hỏi, giọng run run: "Nhưng tụi em đâu có... sống buông thả gì đâu ạ?".

Sau đó, qua trò chuyện cùng bác sĩ về các vấn đề trong cuộc sống, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện bản thân sống buông thả. Mai tiết lộ, cô mới chuyển việc được khoảng 6 tháng, làm quen với môi trường mới. Deadline gấp, đồng nghiệp mới, cô phải cố gắng chứng tỏ bản thân. Những đêm mất ngủ ngày càng nhiều. Bữa ăn thay bằng ly cà phê và bánh quy... Bạn trai cô cũng gặp khó khăn trong kinh doanh nên thời gian này hút thuốc nhiều hơn.
Đem những băn khoăn này hỏi bác sĩ vì cô không chắc đó có phải là nguyên nhân khiến cô và bạn trai bị HPV hay không, bác sĩ chỉ bật cười nói "đúng mà cũng không đúng".
Mặc dù thức khuya, thường xuyên stress, hút thuốc không trực tiếp dẫn đến nhiễm HPV nhưng chúng lại làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Thức khuya, stress, hút thuốc khiến bạn dễ nhiễm HPV như thế nào?
Trước khi đi sâu vào các yếu tố như thức khuya, stress hay hút thuốc, cần hiểu rằng hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm HPV. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể khỏe mạnh có thể tự loại bỏ virus HPV trong vòng 1-2 năm mà không gây triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tồn tại lâu hơn, làm tăng nguy cơ gây tổn thương tế bào và dẫn đến các bệnh liên quan, bao gồm cả HPV.
Vậy, thức khuya, stress và hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến hệ miễn dịch và nguy cơ nhiễm HPV?

- Thức khuya: Kẻ thù thầm lặng của hệ miễn dịch
Thức khuya hoặc thiếu ngủ kéo dài không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm suy giảm chức năng miễn dịch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ làm giảm số lượng và hiệu quả của các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị virus, bao gồm HPV, tấn công hơn.
Ngoài ra, thức khuya thường đi kèm với lối sống không lành mạnh như ăn uống thiếu chất, ít vận động, hoặc sử dụng chất kích thích, càng làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Nếu bạn thường xuyên thức khuya, virus HPV có thể dễ dàng "lợi dụng" cơ hội để tồn tại lâu hơn trong cơ thể, đặc biệt khi bạn đã tiếp xúc với virus qua quan hệ tình dục hoặc các con đường khác.
Con gái mới 9 tuổi, chưa dậy thì nhưng tại sao bác sĩ vẫn khuyên tiêm HPV ngay: Đây là điều WHO đã xác nhận
- Stress: Tác nhân âm thầm làm tăng nguy cơ
Stress mạn tính không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh cortisol - một loại hormone có thể ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch. Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Psychosomatic Research cho thấy stress kéo dài làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng virus, bao gồm cả HPV.
- Hút thuốc lá: Tăng nguy cơ nhiễm và biến chứng HPV
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ được chứng minh làm tăng khả năng nhiễm HPV và các biến chứng liên quan. Thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, nhiều trong số đó gây tổn hại trực tiếp đến hệ miễn dịch. Nicotine và các chất độc khác làm giảm khả năng của tế bào miễn dịch trong việc tấn công virus, khiến HPV dễ tồn tại lâu hơn trong cơ thể.
Một nghiên cứu trên American Journal of Epidemiology chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV cao hơn so với người không hút.
Hút thuốc cũng làm tăng khả năng tái nhiễm HPV, ngay cả khi cơ thể đã từng loại bỏ virus trước đó. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có lối sống tình dục phức tạp hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, chia sẻ: Cơ thể con người có cơ chế loại bỏ virus HPV một cách tự nhiên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, phần lớn các trường hợp nhiễm HPV được hệ miễn dịch loại bỏ trong vòng hai năm. Thực tế cho thấy có nhiều người nhiễm HPV không có triệu chứng và tự đào thải virus.
Dù không có phương pháp chính xác nào giúp cơ thể chống lại HPV nhưng việc tăng cường sức khỏe và duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể trước nhiễm trùng. Các nghiên cứu chỉ ra người dưới 30 tuổi thường có phản ứng miễn dịch mạnh, tỷ lệ loại bỏ HPV cao nhất.
Căng thẳng, hút thuốc làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể, bao gồm HPV. Người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc nhiều chủng HPV hơn. Nghiên cứu về lây truyền virus HPV của nhóm chuyên gia Romania cũng chỉ ra, thói quen hút thuốc lá gây ra ức chế miễn dịch tại chỗ và toàn thân, làm tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà. Tỷ lệ nhiễm type HPV 16, chủng nguy cơ cao gây ung thư qua đường miệng cũng cao hơn 2% ở người có thói quen hút thuốc lá.
Một nghiên cứu ở 80 phụ nữ, điều trị tại khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Thượng Hải, Trường Y khoa Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ ra họ nhiễm ít nhất một type HPV. Người đang hút thuốc cũng có khả năng loại bỏ HPV thấp hơn những người không hút thuốc. Ngoài ra, thời gian, tần suất và liều lượng hút thuốc lớn hơn khiến quá trình đào thải HPV thấp hơn.

Vì vậy, mọi người nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, ngủ đủ giấc, tích cực vận động, tập luyện thể dục thể thao để giảm căng thẳng. Hãy cân bằng cuộc sống, theo đuổi lối sống lành mạnh.
Mai lặng người. Cô từng nghĩ, ung thư cổ tử cung - biến chứng nguy hiểm nhất của HPV - là chuyện của phụ nữ lớn tuổi, không phải của một cô gái 30 khỏe mạnh như cô. Nhưng thực tế, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt Nam, với khoảng 4.100 ca tử vong mỗi năm (GLOBOCAN 2020). Và 99,7% số ca này có liên quan đến virus HPV.
Thức khuya, stress và hút thuốc không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm HPV, nhưng chúng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại virus và tăng nguy cơ biến chứng. Bằng cách thay đổi lối sống, tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi HPV và các nguy cơ sức khỏe liên quan. Hãy hành động ngay hôm nay để xây dựng một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi thử thách!