u-bi-buong-trung5-17482309429631550792173-402-0-852-720-crop-1748231037811883898591.jpgNgười phụ nữ 67 tuổi bất ngờ phát hiện u bì buồng trứng từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện u bì buồng trứng nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị, đau âm ỉ liên tục tăng dần kèm theo vùng bụng dưới bị căng tức...

Bé T.N.T., 13 tuổi, đau buốt ngón tay suốt một năm, móng tay biến dạng, xuất hiện các đường lõm, sọc trắng dọc bên trong móng, không thể cầm bút nên được mẹ đưa đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để thăm khám.

Em cho biết thường xuyên có “cảm giác đau buốt như kim đâm liên tục hoặc từng cơn” ở vị trí này. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi chạm vào móng, sau đó tình trạng ngày càng trầm trọng, đặc biệt khi tay tiếp xúc với nước lạnh. Những hoạt động đơn giản như dùng điện thoại, gõ bàn phím, cầm bút, cầm đũa… cũng khiến em đau dữ dội. Tình trạng này đã kéo dài 1 năm.

Sau khi khám lâm sàng, nghi ngờ người bệnh có u cuộn mạch, tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da chỉ định cho em T. được siêu âm Doppler. Kết quả cho thấy ngón cái bên phải của em có mô mềm vùng giường móng dày 2mm, bên trong có nốt bắt tín hiệu mạch máu nhiều. Đây là tình trạng u cuộn mạch dưới móng tay.

base64-1748326540739320778816.jpeg

Hình ảnh móng tay của bệnh nhân trước và sau khi bị u cuộn mạch. Ảnh: BVCC

U cuộn mạch dưới móng tay là gì?

U cuộn mạch là một loại u lành tính hiếm gặp, phát triển từ cuộn mạch (hay các tiểu thể glomus) – các cấu trúc nhỏ nằm dưới da, đặc biệt tập trung ở đầu ngón tay và ngón chân. Cuộn mạch đóng vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách kiểm soát lưu lượng máu.

Theo số liệu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), u cuộn mạch chỉ chiếm khoảng 1%–5% trong số các khối u mô mềm ở bàn tay. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên. Do đó, việc em T. bị u cuộn mạch ở độ tuổi vị thành niên được xem là một trường hợp khá đặc biệt.

Theo bác sĩ Bích, dù là u lành tính nhưng u cuộn mạch gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Sau khi kiểm tra lớp sừng dày của móng tay và kích thước khối u, bác sĩ chỉ định dùng Laser 4D Dynamic NX Line điều trị.

Ngay sau điều trị bằng laser, T. cho biết cảm giác đau, khó chịu biến mất, có thể sử dụng ngón tay sinh hoạt bình thường, không còn e ngại sự va chạm như trước. Kết quả siêu âm sau 1 tháng cho thấy khối u cuộn mạch đã tiêu biến hoàn toàn, phần móng đã phát triển bình thường, đẩy phần gồ móng ra ngoài.

base64-1748326569903934576253.jpeg

Bệnh nhân được điều trị u cuộn mạch bằng Laser 4D Dynamic NX Line. Ảnh: BVCC

Cần làm gì khi phát hiện u cuộn mạch

Bác sĩ Bích cho biết hiện nguyên nhân chính xác dẫn đến sự hình thành u cuộn mạch vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, u cuộn mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh móng bị biến dạng, khối u phát triển dưới móng còn có thể gây đổi màu, làm móng dày lên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của ngón tay.

Trước đây, điều trị u cuộn mạch chủ yếu dựa vào phương pháp phẫu thuật truyền thống, tuy nhiên kể từ khi công nghệ Laser 4D Dynamic NX Line được ứng dụng rộng rãi trong y học, giúp mở ra hướng điều trị ít xâm lấn hơn, với độ chính xác cao hơn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng hoặc tái phát.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, u cuộn mạch có thể tiến triển thành glomangiosarcoma, một dạng u ác tính. Mặc dù tỷ lệ này rất thấp, nhưng nếu xảy ra, khối u có khả năng xâm lấn tại chỗ và di căn đến các cơ quan khác, đe dọa tính mạng người bệnh.

u-hiem-gap-17478143818312076656320-16-0-545-846-crop-1747814438921765161749.jpgNgười phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

u-duoi-niem-mac-thuc-quan-1747382501694967777177-65-0-726-1057-crop-1747382688082296055171.jpgNgười phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

4-khoi-u-trong-o-bung-1746801714501216144937-32-52-389-623-crop-17468019603391239009097.jpgNgười đàn ông 52 tuổi phát hiện 4 khối u trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Mặc dù đi khám nhiều nơi, nhưng với biểu hiện tiêu ra máu, chướng bụng và nghĩ mình có tiền sử mắc bệnh trĩ, nên có thể người bệnh đã khám bệnh không triệt để...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022